| Hotline: 0983.970.780

Kết nối thị trường cho thủy sản VietGAP

Thứ Sáu 11/10/2013 , 10:54 (GMT+7)

Tổng cục Thủy sản, Cty Metro Cash & Carry VN và Hiệp hội Chế biến & xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) vừa phối hợp tổ chức hội thảo “Hợp tác và kết nối thị trường các sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP” tại TPHCM.

Tổng cục Thủy sản, Cty Metro Cash & Carry VN và Hiệp hội Chế biến & xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) vừa phối hợp tổ chức hội thảo “Hợp tác và kết nối thị trường các sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP” tại TPHCM.

Phải làm VietGAP

Theo ông Như Văn Cẩn, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), lâu nay việc kiểm soát chất lượng sản phẩm thủy sản thường chỉ thực hiện ở sản phẩm cuối cùng. Vì thế, thường mang tính bị động, gây tốn kém cho xã hội.

Do đó, VN vẫn đang là một trong những nước có lô hàng thủy sản bị khách hàng trả lại nhiều nhất, với tổng thiệt hại lên đến 14 triệu USD/năm. Hiện việc kiểm soát ATTP trong quá trình chế biến ở các NM chế biến thủy sản đã được làm khá tốt.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cũng khẳng định, hệ thống các NM chế biến của ngành thủy sản đã đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về VSATTP trong quá trình chế biến. Bằng chứng là đã có 477 NM đủ tiêu chuẩn XK sang EU, qua đó giúp VN đứng thứ 2 trong số những nước có nhiều NM đạt tiêu chuẩn XK vào thị trường này.

Vì thế, để thực hiện tốt ATTP cho sản phẩm thủy sản, việc cần làm trong thời gian tới là phải tiến hành kiểm soát ngay từ các yếu tố đầu vào và quá trình SX của nông dân, trang trại…


Thu hoạch tôm ở ĐBSCL

Để kiểm soát được ATTP ngay từ khâu SX, không thể không áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào NTTS. Bởi trọng tâm của VietGAP trong thủy sản là kiểm soát quá trình nuôi thương phẩm và các yếu tố đầu vào, nhằm đảm bảo các yêu cầu về ATTP, giảm thiểu dịch bệnh và ô nhiễm môi trường sinh thái; đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Vì thế, VietGAP đã được xác định là một trong vấn đề chính trong chiến lược tái cấu trúc lại ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững và gia tăng giá trị (vấn đề còn lại là xây dựng hạ tầng thủy lợi vùng NTTS tập trung).

Về định hướng triển khai VietGAP trong NTTS, trước hết sẽ được áp dụng cho các đối tượng XK chủ lực như tôm, cá tra. Với con cá tra, theo dự thảo về Nghị định cá tra, có thể sẽ bắt buộc áp dụng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP từ 2015.

Tuy nhiên, ông Trương Đình Hòe cho rằng với các tiêu chuẩn VietGAP còn quá cao như hiện nay, việc áp dụng đại trà sẽ rất khó khăn, vì để có được chứng nhận VietGAP, nông dân, trang trại, DN sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Năm ngoái đã có 7-8 DN thủy sản xin chứng nhận VietGAP cho vùng nuôi cá tra XK của mình nhưng đến nay vẫn chưa DN nào có được chứng nhận này.

Bởi thế, theo ông Hòe, tiêu chuẩn VietGAP cần được đơn giản hơn và mang tính chất là một tiêu chuẩn tối thiểu, đủ để đảm bảo rằng nếu DN, trang trại nào không đạt tiêu chuẩn này thì chứng tỏ khâu chế biến hay SX của họ đang có vấn đề.

Kết nối thị trường

Hiện có nhiều nhà phân phối quan tâm tới các sản phẩm thủy sản được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Một cái tên đáng chú ý là Metro Cash & Carry (gọi tắt là Metro).

 Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho hay, Metro là 1 trong 6 tập đoàn xuyên quốc gia đang phối hợp với Bộ NN-PTNT thực hiện hợp tác công - tư để phát triển một số lĩnh vực và hướng đến thị trường. Tổng cục Thủy sản đang cùng Metro áp dụng thực hành NTTS tốt và kết nối sản phẩm với thị trường nội địa.

Ông Đỗ Hữu Trí, Trưởng phòng Thu mua ngành hàng thực phẩm và tươi sống (Metro) cho biết, tập đoàn này đã có 19 trung tâm trên cả nước, với hơn 1 triệu khách hàng chuyên nghiệp. Về hàng thủy sản, Metro đã xây dựng một kho trung chuyển ở Cần Thơ để thu mua và sơ chế thủy hải sản. Mỗi ngày, kho này đang thu mua 5-7 tấn thủy sản, chủ yếu là sản phẩm nuôi.

Các sản phẩm thủy sản nói riêng cũng như các loại thực phẩm khác nói chung, để được đưa vào Metro, đều đang phải thực hiện SX theo tiêu chuẩn MetroGAP.

Ông Phạm Anh Tuấn lý giải, sở dĩ có tiêu chuẩn Metro GAP là vì khi chưa có tiêu chuẩn VietGAP, Metro phải đưa ra bộ tiêu chuẩn này để đảm bảo sự an toàn cho các sản phẩm thực phẩm, hàng tươi sống đưa vào bán trong hệ thống của mình. So với VietGAP thì Metro GAP đơn giản hơn.

Nhưng ông Philippe Bacac, TGĐ Metro Cash & Carry VN cho rằng việc hòa hợp giữa 2 tiêu chuẩn này không phải là vấn đề lớn. 11 năm qua, Metro đã tổ chức đào tạo cho 20 ngàn nông dân, ngư dân và cán bộ địa phương đạt Chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Nhờ đó nhiều nông dân đã SX hiệu quả và đạt lợi nhuận cao hơn khi tham gia thị trường nội địa và XK.

Ông Philippe Bacac nhấn mạnh:

“Quảng bá thực hành NTTS tốt và các sản phẩm được chứng nhận VietGAP là một trong các hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ ngành nông nghiệp VN của Cty Metro. Thông qua việc liên kết các mắt xích trong chuỗi cung ứng thủy sản, chúng tôi mong muốn nâng cao giá trị và tạo đầu ra cho nông sản trong nước”.

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.