| Hotline: 0983.970.780

Kết thúc xét xử gian lận thi cử ở Hà Giang: Tiếng xấu chưa khép lại!

Thứ Sáu 25/10/2019 , 13:20 (GMT+7)

Ngày 25/10, Hội đồng xét xử của TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên án với các bị cáo liên quan đến vụ gian lận điểm thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 trên địa bàn.  

Giọt lệ nào đáng thương cảm?

Trong những ngày diễn ra phiên tòa, đã không ít giọt nước mắt lăn dài trên má của các bị cáo. Bởi khi đứng trước vành móng ngựa, họ mới thấy mình có tội, mới ăn năn hối lỗi.

Nhưng những giọt nước mắt ấy thật khó khiến người ta xót xa, thương cảm. Bởi hơn 100 thí sinh được nâng điểm, có những thí sinh được nâng tới gần 30 điểm đã cướp đi cơ hội của hơn 100 thí sinh khác, học thật, thi thật, có năng lực thật.

Phiên tòa xét xử hôm 25/10

Nhiều thí sinh chỉ vì thiếu nửa điểm mà trượt không vào được trường đại học mơ ước. Có thí sinh không chịu nổi áp lực còn nghĩ đến cái chết. Và khi ấy các thí sinh đã khóc, người thân của họ cũng khóc vì mơ ước dang dở. Trong khi đó những người như các bị cáo: Chính, Hoài, Lương… lại tươi cười nâng điểm cho những thí sinh lười học, học dốt. Vậy giọt lệ của ai mứng xứng đáng được thương cảm.

Ngày 25/10, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang tuyên án: Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài 8 năm tù, bị cáo Vũ Trọng Lương 7 năm tù, bị cáo Triệu Thị Chính 2 năm tù (về hình phạt bổ sung, cả ba bị cáo bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục 1 năm). Riêng bị cáo Lê Thị Dung 2 năm và bị cáo Phạm Văn Khuông 1 năm tù treo.

Thiết nghĩ đó là bản án xác đáng cho những kẻ bán rẻ lương tâm nghề nghiệp. Dư luận chỉ tiếc rằng, phiên tòa đã không làm rõ được vấn đề nâng điểm vì tiền.

Sau vụ án, nhiều câu hỏi đã được dư luận đặt ra như: Liệu có phải lực lượng chức năng ở Hà Giang chưa đi đến cùng của vụ việc? Hay khả năng lập luận của các bị cáo, người liên quan quá chặt chẽ, hợp logic? Hay ở Hà Giang con người trọng tình, trọng nghĩa thật, sẵn sàng vì tình cảm mà vi phạm pháp luật?

Thầy giáo, cô giáo, người quản lý có còn là tấm gương?

Đầu tháng 10/2019, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang công bố danh sách những cán bộ, đảng viên liên quan đến vụ án gian lận nâng điểm tại địa phương này, khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Bởi trong số đó có không ít thầy giáo, cô giáo, người đứng đầu cơ quan, thậm chí có cả lãnh đạo tỉnh.

Các bị cáo trước giờ tuyên án.

Nhiều học sinh cũ của các thầy, các cô ở Hà Giang đã cảm thán thốt lên, vì thất vọng bởi những người thầy, người cô những năm còn ngồi ghế nhà trường là tấm gương định hướng học tập, đạo đức cho họ nay lại vướng vào vòng lao lý. Làm những việc trái với những lời hay, ý đẹp nói khi đứng trên bục giảng.

Ngay tại phiên tòa, ông Vũ Văn Sử, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang đã thừa nhận, việc xảy ra ở Hà Giang là lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử thi cử nước nhà, nếu dùng từ “choáng, sốc” cũng không đủ để phản ánh. Là người đứng đầu ngành giáo dục địa phương, ông thừa nhận sai phạm và đã nhận trách nhiệm với Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ông sẵn sàng nhận kỷ luật.

Vụ gian lân thi cử tại Hà Giang đã được tuyên án. Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài lĩnh mức án cao nhất 8 năm tù, và bị cáo  Phạm Văn Khuông lĩnh mức án thấp nhất, 1 năm tù treo.

Vụ việc là vết đen xấu xí của ngành giáo dục nước nhà. Là tiếng xấu khó gột của đạo đức người làm giáo dục, người làm lãnh đạo, quản lý. Họ đã không còn là những tấm gương, bởi tấm gương đã bị chính họ làm hoen ố, soi vào khó tỏ.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định, các bị cáo là những cán bộ ngành giáo dục và công an, đáng lý phải gương mẫu, đi đầu trong công tác chống tiêu cực trong thi cử. Nhưng các bị cáo lại vi phạm quy chế thi bằng việc nâng điểm và xin nâng điểm cho nhiều thí sinh, từ đó kỳ thi không còn công bằng, nghiêm túc, gây mất uy tín cho các cơ quan nhà nước, tác động đến đạo đức và sự công bằng cho xã hội. Hậu quả của vụ việc này là đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, do đó các bị cáo phải nhận hình phạt nghiêm khắc.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm