| Hotline: 0983.970.780

Khắc khoải ngóng chồng trở về từ biển cả

Thứ Sáu 09/08/2019 , 08:26 (GMT+7)

Hơn một tháng đã trôi qua, con tàu mang số hiệu QB 98845 TS của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Đàm cùng 4 ngư dân ở phường Quảng Phúc - TX Ba Đồn - Quảng Bình) vẫn “bặt vô âm tín”.

Trong mấy ngôi nhà nhỏ của làng biển, những người mẹ, người vợ và đàn con vẫn đang từng ngày, từng giờ khoắc khoải mỏi mòn chờ đợi…

13-59-42_nnvn__1-_bon_me_con_chi_thnh
Bốn mẹ con chị Trang hy vọng chồng, cha trở về.

Ông Nguyễn Thanh Đôn - Chủ tịch UBND phường Quảng Phúc cho hay, tàu QB 98845 TS đi đánh bắt cùng đội tàu Đoàn kết gần 10 chiếc của Quảng Phúc. Khi nghe thông báo cơn bão số 2, các tàu phải vào đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) để tránh trú bão. Riêng tàu anh Đàm (là em trai ông Đôn) và nhiều tàu khác vẫn neo lại trên biển để hoạt động.

Khi gió giật cấp 9, cấp 10 thì con tàu không thể di chuyển được nữa. Vào ngày 2/7, gia đình vẫn nhận được thông tin từ tàu cá gọi về báo là đang trên đường đến đảo Hải Nam (Trung Quốc) để tránh bão số 2. “Tuy nhiên, đó lại là thông tin cuối cùng của những người trên con tàu này”- ông Đôn thắc thỏm nói.

Cũng theo ông Đôn, vào mùa mưa bão cuối năm 2009, con tàu do anh Đàn làm thuyền trưởng trên đường quay vào bờ để tránh bão. Khi cách cảng Hòn La (Quảng Bình) chưa đầy 1 hải lý thì con tàu bị sóng dữ quật quăng rồi nhấn chìm trong cơn lốc tố. Không nản chí trước sóng gió bão giông, anh Đàm lại tiếp tục bám biển và đầu tư đóng tàu lớn để vươn khơi xa.

Trong ngôi nhà nhỏ, chị Nguyễn Thị Hương (vợ thuyền trưởng Nguyễn Thanh Đàm), người bơ phờ, gầy rộc đi vì sống trong thấp thỏm ngóng chờ. Một tuần sau khi nghe hung tin, chị cứ trắng đêm để hy vọng có cuộc điện thoại của chồng gọi về. Rồi một tuần, hai tuần… lòng lại càng quặn thắt khi điện thoại đổ chuông nhưng không phải là cuộc gọi mong đợi.

Từ sáng sớm, chị lại tất tưởi bước thấp bước cao ra âu thuyền tàu cá. Cứ hể thấy có tàu về là chị lại ào đến hỏi có tin gì của chồng không. Mỗi lần như thế, những người ngư dân được hỏi cứ nhìn chị mà nghẹn lòng rồi nhè nhẹ lắc đầu…

“Ngày nào tôi cũng khẩn cầu mong tàu hư máy móc rồi trôi dạt đi đâu đó thôi. Rồi mong có ai đó nhìn thấy, mong cho mọi người được bình an”- chị Hương nghẹn nấc từng lời.

Nỗi ngóng chờ và buồn thương cũng hiển hiện mỗi ngày trong ngôi cấp 4 đơn sơ của chị Nguyễn Thị Trang. Ngư dân Nguyễn Văn Chiến (chồng chị Trang) cũng là người đi trên con tàu đang mất tích. Anh Chiến là trụ cột chính trong gia đình. Thu nhập từ nghề biển của anh là nguồn sống của 3 đứa con nhỏ dại và bà mẹ già ốm đau. Hơn tháng nay cả mấy bà cháu cứ trong cảnh rối bời bời.

Nhà sát biển nên cứ mỗi chiều về, chị Trang dắt mấy đứa con thẫn thờ ra bãi cát nhìn ra khơi, níu kéo từng tia hy vọng trên mỗi con sóng tấp vào bờ. Hôm qua, thương chồng chị Trang lập bàn thờ, thắp nén hương bái vọng linh hồn người ngoài khơi xa cho khỏi cô quạnh. Tối tối, ôm chặt con gái út hơn ba tuổi trong lòng, chị cứ nhìn lên bàn thờ nơi khói hương nghi ngút và thầm khấn vái cho anh Chiến được may mắn trở về. “Nếu anh không được trở về thì không biết tương lai những đứa trẻ sẽ ra sao. Không biết tui có đủ sức nuôi mẹ, nuôi con không”- chị Trang lại nước mắt khóc thầm.

Cả 5 gia đình, nhà nào cũng lập bàn thờ vọng, hương khói cho những người thân bây giờ chưa biết đang ở đâu. Chị Hương nói, lập bàn thờ để ấm lòng người trong mỗi gia đình, để mà có nơi cầu khẩn cho con, chồng, cha… gặp được điều may mắn trở về. Bà Nguyễn Thị Cúc (chị gái thuyền trưởng Đàm), lau nước mắt: “Gia đình mới tổ chức lập bàn thờ cho em chứ chưa làm mộ gió vì vẫn nuôi hy vọng một ngày mô đó, em và mọi người trở về nguyên vẹn”.

Ông Nguyễn Thanh Đôn cũng hy vọng em trai mình và mọi người trở về. “Nếu chẳng may tàu bị sóng đánh chìm thì sẽ có người hoặc tàu khác tìm thấy, vớt được các vật dụng trôi nổi. Trong trường hợp tàu dạt vào đảo Hải Nam bị Trung Quốc bắt giữ vì mấy tháng này họ đang cấm biển thông qua Bộ ngoại giao sẽ có thông tin sớm”- ông Đôn nhận định.

Cũng theo ông Đôn, thuyền trưởng Đàm và các ngư dân trên tàu là Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Văn Đức (trú phường Quảng Phúc), Nguyễn Văn Xuân và Nguyễn Văn Thọ (cùng trú phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn) đều có kinh nghiệm nhiều năm đánh cá ở vùng biển xa nên có thể xử lý được mọi trường hợp xấu xảy ra.

13-59-42_nnvn__2-_lp_bn_tho
Lập bàn thờ cho những người mất tích.

Ở các địa phương có người bị mất tích, chính quyền và các đoàn thể luôn đến hỏi han và động viên thân nhân của họ. Ông Ngô Văn Sáu, Chủ tịch UBND phường Quảng Long cho hay: “Ngoài việc đến thăm hỏi động viên gia đình các ngư dân gặp nạn, chúng tôi cũng tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tìm kiếm thông tin về con tàu và các ngư dân mất tích”.

Box: Theo số liệu thống kê trong vòng 20 năm qua của Trung tâm Dự báo Khí tượng-Thủy văn quốc gia, nhiều quy luật của bão ở Việt Nam đã bị phá vỡ, tổng số bão, số cơn bão cấp 12 trở lên và số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta đều tăng lên, cụ thể: giai đoạn 1999-2008 tổng số cơn bão là 78, thì đến giai đoạn 2009-2018 là 93; giai đoạn 1999-2008 số cơn bão mạnh trên cấp 12 là 32, thì giai đoạn 2009-2018 là 36 và số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta giai đoạn 1999-2008 là 28, giai đoạn 2009-2018 là 44.

Các kỷ lục về số lượng bão trên Biển Đông liên tục được thiết lập, đầu tiên là vào năm 2013, lần đầu tiên ghi nhận số lượng bão lên đến 14 cơn bão, cao hơn trung bình năm 4 cơn bão. Đến năm 2017, kỷ lục cũ đã bị xô đổ khi có tới 16 cơn bão hoạt động trên Biển Đông.

Trước đây bão vào Biển Đông thường không vượt quá cấp 15, nhưng từ năm 2016, cơ quan khí tượng đã phải bổ sung cấp siêu bão, tức là cấp 16 trở lên. Như vậy, thang đo cấp độ bão ở Việt Nam đã chia làm 4 cấp độ: bão thường có cường độ cấp 8-9; bão mạnh có cường độ cấp 10-11; bão rất mạnh có cường độ cấp 12-15 và từ cấp 16 trở lên được gọi là siêu bão.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm