| Hotline: 0983.970.780

Khắc kỷ niệm trong lòng Hà Nội

Thứ Ba 07/10/2014 , 08:21 (GMT+7)

76 tuổi đời, hơn 60 năm tuổi nghề, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng - người nắm giữ bí quyết nghề khảm tam khí vinh dự là một trong mười người được đề cử danh hiệu "Công dân ưu tú Thủ đô" năm 2014.

Khảm tam khí - đồ gia bảo

Ít ai biết rằng ngôi nhà nằm sâu trong ngõ Tiến Bộ (phố Khâm Thiên, Hà Nội) ngoắt ngoéo ấy lại là chốn cư trú của người nghệ nhân đã khắc những kỷ niệm trong lòng Hà Nội trên các sản phẩm quý.

Bằng đôi tay tài hoa của mình, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng đã tạo ra những sản phẩm khảm tam khí vừa tinh xảo vừa mang dấu ấn vẻ đẹp văn hóa dân tộc khiến cả khách hàng trong nước lẫn khách hàng quốc tế đều phải trầm trồ thán phục.

Theo nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng, tam khí là đồ mỹ nghệ được làm bằng ba thứ kim loại: vàng, bạc và đồng. Đó là những chiếc lư hương, đỉnh trầm, chân đèn, cây nến, đôi hạc, câu đối, tranh... bằng đồng khảm vàng, bạc mà xưa kia, chỉ có vua chúa, quan lại và những nhà gia thế mới có thể sở hữu chúng.

Khảm tam khí quý không chỉ bởi giá trị của bạc, vàng, mà còn bởi sự công phu, tài hoa của người thợ khi chế tác.

Quê gốc ở làng gò đồng Đại Bái (Bắc Ninh), năm 12 tuổi ông ra Hà Nội lập nghiệp. Từ đó đến nay, cả cuộc đời, chưa bao giờ nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng rời gắn bó với nghề truyền thống.

Cầu kỳ hơn sản phẩm đúc đồng, gò đồng thông thường, chỉ qua công đoạn đúc, gò, sẽ sang khâu hoàn thiện, đánh bóng, làm mầu là có thể sử dụng. Còn đồ khảm tam khí, hoàn thành những công đoạn ấy mới chỉ là việc “xây thô”, là “nền” để chuẩn bị đón một bức “vẽ” sắp ra đời.

Vẽ xong họa tiết hoa văn lên sản phẩm, ông Trọng dùng cây đục sắc, đục sâu vào thân đồ đồng theo hình vẽ sẵn. Bàn tay cực kỳ khéo léo của ông dần khoét hẳn vào thân sản phẩm, lấy những “phoi” đồng ra. Những chỗ đồng vừa được khoét ra sẽ tạo chỗ trống để cẩn vàng, bạc vào đó. Ông Trọng lại “múa” từng nhát búa, để vàng, bạc sẽ “ăn” vào nền đồ đồng.

“Sản phẩm càng nhỏ, càng đòi hỏi sự tinh vi. Vàng, bạc được dát thành sợi, thành miếng nhỏ sao cho phù hợp. Một nhát đục “phạm” sẽ để lại dấu vết, thậm chí, làm hỏng cả sản phẩm”, nghệ nhân chia sẻ.

Cái tài của người thợ còn phải thể hiện được ở đường nét khớp nối giữa chất liệu đồng với vàng, bạc, làm sao giấu được vết nối được ghép từ những kim loại khác nhau mới là thợ khéo. Qua các công đoạn từ mài, giũa, đến đánh bóng, những “bức tranh” dần hiện lên. Vàng bạc mầu mắt cua cứ thế ánh lên trên nền đồng trông hết sức sang trọng.

Từ đây, món đồ khảm tam khí luôn được coi như đồ gia bảo.

Tinh xảo trong bản sắc dân tộc

Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng tâm sự rằng, gìn giữ nghề truyền thống không có nghĩa là chỉ giữ những cái cũ mà cần liên tục học hỏi, đổi mới. Thậm chí, còn phải có tư duy sáng tạo.

Vì thế, ông đi sâu vào việc nghiên cứu, sáng tạo những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đòi hỏi sự tinh xảo, tay nghề cao, thể hiện được tài năng và sáng tạo. Khi bắt tay vào công việc là khi ấy ông nhập tâm hồn của mình vào cây đục, cây búa, cảm xúc cứ theo đó đưa nét chạm lên đồng.

Trong tư duy của ông, tác phẩm thủ công mỹ nghệ đạt đến trình độ tinh xảo không chỉ thể hiện được sự khéo léo, tài năng của người nghệ sĩ mà cao hơn thế nó phải thể hiện được tinh hoa bản sắc của văn hóa Việt Nam.

“Tôi đã từng đi giao lưu nghệ nhân các nước ASEAN cũng học hỏi được nhiều. Nhưng làm sao mình phải giữ được đặc trưng sản phẩm, hoa văn, văn hóa bản sắc dân tộc để đưa vào sản phẩm.

unh-4111440322
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng (thứ 2 từ phải sang) trong ngày ra mắt công trình “Thư gửi mai sau”

“Tôi xuất thân từ gia đình truyền thống nhiều đời làm nghề. Con cháu tôi nay cũng bám sát theo nghề nghiệp của tổ tiên để lại. Thực sự mà nói nghề này khó khăn lắm. Nó phải có sự tâm huyết, sự cần cù và sự đam mê thì mới làm được”, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng hồ hởi.

Khi khách hàng nhìn vào sản phẩm, họ vừa nhận ra cái đẹp vừa nhận ra dấu ấn dân tộc của sản phẩm Việt Nam. Cả cuộc đời tôi luôn luôn suy nghĩ và sáng tạo như thế, không bắt chước, lai căng văn hóa nước khác”, ông Trọng cho biết.

Từ nếp tư duy ấy, những sản phẩm ông thể hiện đều mang dấu ấn về phong cảnh và di sản nổi tiếng Việt Nam như: Chùa Một Cột, Khuê Văn Các, Ô Quan Chưởng...

Ông là tác giả Bộ cà phê chạm bạc - quai sừng, khay sơn mài giành được 3 huy chương vàng (Hội chợ toàn quốc 1986); đỉnh đồng khảm tam khí,  tượng Phật Bà khảm tam khí, tranh chạm đồng 4 tố nữ chơi nhạc đều đoạt huy chương vàng (Hội chợ Thủ công mỹ nghệ toàn quốc, 1994); tác phẩm cồng chiêng làm từ đồng thau và mặt trống đồng Ngọc Lũ của ông đã được chọn để gióng lên trong lễ khai mạc Tuần lễ Văn hóa Hà Nội - TP Toulouse (Pháp, 2007).

Yêu nghề, nghề chẳng phụ

Trải qua hơn 60 năm làm nghề, yêu nghề, nghề chẳng phụ. Năm 1986, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng được Liên minh HTX Việt Nam trao tặng danh hiệu nghệ nhân đợt đầu tiên. Năm 2010, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Ông đã thực hiện công trình “Thư gửi mai sau”, tác phẩm chạm đồng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” (sẽ được mở vào năm 2110).

Còn niềm vui lớn hơn nữa, đó là gia đình ông vẫn giữ được nếp “cha truyền con nối” trong nghề mà nhiều gia đình khác đã thất truyền. Sáu người con, cháu của ông là thợ giỏi, đều là hội viên Hội nghệ nhân Hà Nội.

Trong đó, người con trai thứ của ông là nghệ nhân Nguyễn Ngọc Anh cũng quyết tâm theo cha giữ gìn nghề tổ. Anh đã mở xưởng SX tại chính quê hương làng nghề.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm