| Hotline: 0983.970.780

Khắc phụ cà phê rụng trái

Thứ Sáu 15/05/2015 , 06:03 (GMT+7)

Nguyên nhân cà phê rụng trái có nhiều, song chủ yếu là do cây thiếu dinh dưỡng. Một số vườn còn bị thiếu nước vào cuối mùa khô.

Nhiều bà con ở Buôn Eana, xã Eana, huyện Krông Ana cũng như nông dân trồng cà phê ở một số vùng khác thuộc tỉnh Đắk Lăk hỏi: "Tình trạng cà phê rụng trái xảy ra khá phổ biến. Chúng tôi đã sử dụng một số loại thuốc trừ bệnh để phun nhưng không giảm. Đề nghị cho biết giải pháp khắc phục?".

Chúng tôi xin được trả lời, nguyên nhân cà phê rụng trái có nhiều, song chủ yếu là do cây thiếu dinh dưỡng. Một số vườn còn bị thiếu nước vào cuối mùa khô.

Xem xét nhiều vườn, chúng tôi thấy: Cà phê rụng trái không xảy ra trên cả vườn mà chỉ rụng ở những cây kém phát triển, trái nhỏ, rụng ở các chùm trái gần gốc trước, đầu cành sau, lá già nhiều, chùm trái phát triển không đều. Hiện tượng này là do bón phân không đầy đủ hoặc không kịp thời.

Cây cà phê ra hoa và đậu trái trong mùa khô, khi bắt đầu mùa mưa là trái cũng bắt đầu trăng trưởng, đến giữa mùa mưa là giai đoạn tăng trưởng rất nhanh về kích thước của trái nên cây cần một lượng lớn dinh dưỡng để nuôi trái.

Nếu bón phân không đầy đủ hay không kịp thời sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi trái, do đó một số trái sẽ tự rụng đi để nuôi các trái còn lại, đó là quy luật tự nhiên, tự bảo vệ khả năng sinh tồn của cây.

Cà phê bị rụng trái nhiều cũng do thiếu kali và vi lượng vì theo bà con nói là chủ yếu bón phân đạm (SA, urea) mà không dùng NPK 16-8-16+TE Đầu Trâu như những năm trước.

Biện pháp khắc phục kịp thời là phải bón bổ sung ngay những chất mà cà phê đang thiếu trong đợt bón phân kế tiếp.

Cần kịp thời bón phân cho cây đang mang trái, nếu đã bón đợt thúc lần đầu vào mùa mưa rồi thì đợt 2 cần dùng NPK 16-8-16+TE Đầu Trâu hay NPK 16-8-16-6S+TE Đầu Trâu với lượng 600 - 800 kg/ha, tùy theo mức độ tốt hay xấu của vườn và số trái trên cây.

Phun ngay phân bón lá Đầu Trâu 009 với lượng 200 gram/200 lít nước, liều phun 800 - 1.000 lít/ha, phun 2 - 3 lần cách nhau 7 - 10 ngày/lần nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây.

Ngoài ra, cần tỉa bớt các chồi vượt, cành dưới tán, cành tăm, cành thưa để tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

Để cà phê cho trái lớn, nhân to nhằm bù lại phần năng suất mất đi do những trái đã rụng, cần bón tiếp lần 3 cũng bằng phân NPK 16-8-16+TE Đầu Trâu hoặc 16-16-13+TE Đầu Trâu với lượng cũng khoảng 600 - 800 kg/ha vào cuối mùa mưa.

Ngoài nguyên nhân rụng trái do bón phân không cân đối thì bệnh khô cành, khô qủa do nấm Collectotrichum coffeanum, gỉ sắt (Hemileia vastatrix), nấm hồng (Corticium salmonicolor) cũng là nguyên nhân cần chú ý.

Phun một trong các loại thuốc trừ nấm như Tilt super, Anvil antracol, carbendazim, copper oxycloride, propinneb theo đúng hướng dẫn trên nhãn chai.

Các loại tuyến trùng, rệp sáp (Pseudococus. Spp),  mọt đục cành (Xyleborus mortati), mọt đục trái (Stephanoderes lampei), sâu đục trái (Prays endolemma), sâu đục thân (Xylotrechus quadripe) cũng cần được chú ý phòng trị.

Những lúc thời tiết bất thuận cà phê cũng bị rụng cả những trái  còn nhỏ và rụng trên các cây khỏe và cây yếu dù mức độ có khác nhau.

Tuy nhiên phân bón vẫn có vai trò quan trọng đến hiện tượng rụng trái nên bà con cần chú ý cần bón đủ, bón đúng và kịp thời về tỷ lệ và chủng loại cho cà phê. Dưới đây là quy trình và loại phân hợp lý để bà con tham khảo:

Quy trình bón phân cho cây cà phê vối kinh doanh:

Thời kỳ

Loại phân

Lượng phân

Phương pháp bón

Đợt tưới 2 trong muà khô

NPK 20-5-6+TE

200-300kg/ha

Rải trong bồn kết hợp tưới

Đợt tưới 3 trong muà khô

NPK 20-5-6+TE

 

Đầu Trâu 007

200-300kg/ha

 

0,8-1 kg/ha

Rải trong bồn kết hợp tưới

Phun qua lá

Đầu muà mưa

NPK 18-16-8-6S+TE hoặc NPK 16-16-13+TE

500-700kg/ha

Vét bồn, rải phân, lấp đất

Giữa mùa mưa

NPK 16-8-16+TE hoặc NPK 16-16-13+TE

Đầu Trâu  009

800-800kg/ha

 

 

0,8-1kg/ha

 

 

 

Vét bồn, rải phân, lấp đất

 

Phun qua lá

Cuối mùa mưa

NPK 16-8-16+TE hoặc NPK 16-16-13+TE

700-1000kg/ha

Vét bồn, rải phân, lấp đất

Đối với những vườn cà phê cằn cỗi hay cà phê  đã già cỗi  thì dùng phân Đầu Trâu cà phê (20-10-15+TE) để thay thế NPK 16-8-16+TE hay NPK 16-16-13+TE .

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.