| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục bệnh ngủ ngáy

Thứ Ba 10/01/2017 , 07:05 (GMT+7)

Ngáy đúng là thường gây khó chịu cho người xung quanh chứ không có gì nguy hiểm. Nhưng nếu ngáy quá to, vọng cả ra ngoài phòng thì lại có thể nguy hiểm...

* Chồng cháu ngáy rất to, làm cháu thường xuyên mất ngủ, có cách nào khắc phục được không?

Bạn Đào Thị Xuân (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh)

Ngáy đúng là thường gây khó chịu cho người xung quanh chứ không có gì nguy hiểm. Nhưng nếu ngáy quá to, vọng cả ra ngoài phòng thì lại có thể nguy hiểm vì dẫn đến chứng ngừng thở khi ngủ (sleep apnes). Trường hợp này phải đến kiểm tra tại bệnh viện và nghe theo cách xử lý của bác sĩ. Phụ nữ ít ngáy hơn đàn ông, thường chỉ gặp ở một số chị em sau kỳ mãn kinh.

Các thầy thuốc khuyên đừng để trọng lượng vượt quá 20% trọng lượng lý tưởng với nam (BOD>25) hay 30% với nữ (BOD>23) .

BOD là chỉ số khối lượng cơ thể (lấy trọng lượng chia cho bình phương chiều cao). Chồng của bạn cố gắng tập thể thao hay lao động để tăng mất năng lượng và hạn chế ăn đường bột để giảm năng lượng hấp thu, sau đó sẽ thấy mất hiện tượng ngay thường xuyên. Bạn cũng nên khuyên chồng đừng uống rượu trước bữa tối, nên bỏ thuốc lá, tránh dùng thuốc ngủ, nên nằm nghiêng về bên phải, tránh nằm ngửa.


* Xin hỏi vì sao trong các hang động thường thấy những nhũ đá với hình dáng rất đẹp, loại nhũ đá này không gặp ở các nơi khác trong thiên nhiên?

Bạn Lý Khai Ninh (huyện Mường Tè, Lai Châu)

Theo Bách khoa toàn thư mở thì nhũ đá hay thạch nhũ được hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng trăm, nghìn năm. Nó là khoáng vật hang động thứ sinh treo trên trần hay tường của các hang động.

Nhũ đá được tạo thành từ canxi carbonat (CaCO3) và các khoáng chất khác kết tụ từ dung dịch nước khoáng. Đá vôi là đá chứa cacbonat canxi bị hoà tan trong nước có chứa khí cacbonic tạo thành dung dịch (canxi bicarbonate (CaHCO3)2. Phương trình phản ứng như sau:

CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2

Dung dịch này chảy qua kẽ đá cho đến khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ giọt xuống. Khi dung dịch tiếp xúc với không khí, phản ứng hoá học tạo thành nhũ đá như sau:

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2

Nhũ đá "lớn" lên với tốc độ 0,13 mm một năm. Các nhũ đá "lớn" nhanh nhất là những nơi có dòng nước dồi dào cacbonat canxi và CO2, tốc độ lớn có thể đạt 3 mm mỗi năm.

Mọi nhũ đá đều bắt đầu với một giọt nước chứa đầy khoáng chất. Khi giọt nước này rơi xuống, nó để lại phía sau một vòng mỏng nhất chứa canxit. Mỗi giọt tiếp theo được hình thành và rơi xuống đều ngưng tụ một vòng canxit khác. Cuối cùng, các vòng này tạo thành một ống rỗng rất hẹp (0,5 mm), nói chung gọi là nhũ đá.

Nhũ đá có thể mọc ra rất dài, nhưng nói chung rất dễ gãy. Nếu chúng bị bít lại bởi mảnh vụn, nước bắt đầu chảy ở mặt ngoài, ngưng tụ nhiều canxit hơn và tạo thành nhũ đá hình nón quen thuộc hơn. Cùng các giọt nước này rơi xuống từ đầu của nhũ đá ngưng tụ nhiều canxit hơn trên nền phía dưới, cuối cùng tạo thành măng đá thuôn tròn hay hình nón.

Khi có đủ thời gian, các dạng hình thành này có thể gặp nhau và hợp nhất để tạo thành các cột đá. Nhũ đá cũng có thể hình thành trong các ống dung nham, mặc dù cơ chế hình thành của nó đủ khác biệt.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất