| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục hành thối nhũn

Thứ Tư 24/10/2012 , 10:23 (GMT+7)

Nhiều diện tích hành vụ đông ở huyện Nam sách (Hải Dương) đang trong giai đoạn từ mọc khỏi mặt rạ đến cao hơn một ngón tay, cây sinh trưởng phát triển khỏe.

Nhiều diện tích hành vụ đông ở huyện Nam sách (Hải Dương) đang trong giai đoạn từ mọc khỏi mặt rạ đến cao hơn một ngón tay, cây sinh trưởng phát triển khỏe.

Tuy nhiên, một số ruộng có hiện tượng chết cây khiến bà con lo lắng. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục như sau:

Triệu chứng: Cây hành sau khi mọc khỏi mặt rạ khoảng 3 - 5 cm thì dọc lá chuyển màu vàng, phoi tóp đầu, dừng vươn và héo chết rất nhanh; nhấc cả cây lên quan sát thì nửa củ phần đế gỗ bị thối và mục, rễ rất ngắn và ít.

Đặc điểm phát sinh: Không bị đều cả luống, cả ruộng mà tạo sự khuyết khóm nên nhiều ruộng phá đi trồng lại cũng dở mà để nguyên thì lãng phí đất.


Hành bị thối nhũn cần xử lý ngay theo khuyến cáo của kỹ sư nông nghiệp

Nguồn bệnh và xâm nhập: Có thể từ đất ruộng, phân lót hoặc nước tưới. Vi khuẩn đã xâm nhập qua nốt cắt hoặc phần đế gỗ bị bẻ tách lúc trồng. Khi gặp điều kiện về độ ẩm đồng ruộng và dinh dưỡng mới đã nhân lên rất nhanh và gây hại cây hành.

Biện pháp khắc phục: Hiện giá hành giống lên cao (trên 65.000 đ/kg), chúng tôi khuyến cáo bà con cần khắc phục bằng cách thu gom những cây chết và tiêu huỷ ở nơi xa để hạn chế lây lan; đồng thời mua giống bổ sung, chọn những củ chắc, đế gỗ không bị mục; tận dụng nền phân lót cũ. Mặt khác, dùng 2 gói Kasumin 2L loại 20 ml hoặc 2 gói Ychatot 900SP loại 3gr pha trong 10 lít nước để xử lý ngâm củ giống trong thời gian 15 phút trước khi trồng dặm lại.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

Siết quản lý sâu đầu đen hại dừa

UBND tỉnh Bến Tre vừa có công văn yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường các biện pháp quản lý sâu đầu đen hại dừa trước dấu hiệu gia tăng.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất