| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục lúa đổ rạp

Thứ Ba 27/09/2011 , 10:38 (GMT+7)

Hiện nay, đa số diện tích lúa mùa sớm của các địa phương đang ở thời kỳ chín đỏ đuôi.

Hiện nay, đa số diện tích lúa mùa sớm của các địa phương đang ở thời kỳ chín đỏ đuôi. Trời không còn nắng nóng nhiều; về đêm thêm phần se lạnh là điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp và hô hấp để cây lúa đã dầy bông càng thêm chắc hạt.

Những hứa hẹn về một vụ mùa cho năng suất cao đang trở thành hiện thực. Tuy nhiên, một số ruộng lúa đã bị đổ rạp từng vạt hay cả ruộng. Có năm vụ mùa cũng bị tình trạng này, sau đó lúa khô rạc dần rồi thất thu, bà con cho là bị lép bóng, thực chất là bị rầy gây hại.

Để hạn chế ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận ánh sáng và quang hợp, hô hấp mà không bị dập thân gốc lúa hoặc cọng rơm; phòng chống sự tập trung cư trú để chích hút gây hại của rầy nâu, chúng tôi đã khuyến cáo bà con nông dân ở huyện Nam Sách (Hải Dương) áp dụng biện pháp khắc phục. Biện pháp như sau: - Bổ lỗ tháo cạn nước ở những ruộng có điều kiện tiêu thoát để đảm bảo thông thoáng mặt ruộng và gốc lúa. Sau đó, dùng gói Chess50WG loại 7.5gr pha với 8 lít nước phun ướt đẫm đều cho 5 – 7 thước bị đổ rạp đó. Kết quả hướng dẫn và theo dõi bước đầu (ruộng nhà chị Tam ở thôn Đầu, xã Hợp Tiến) là:

+ Ngày 21 tháng 9, rầy đến cư trú với mật độ khoảng 1.500con/m2 thì bắt đầu phun thuốc.

+ Ngày 22 tháng 9: Mật độ rầy giảm nhẹ.

+ Ngày 23 tháng 9: Mật độ rầy giảm mạnh, nhìn rõ xác chết, con còn sống thì khả năng lỉnh nấp chậm chạp. Tình trạng cây lúa chưa có biểu hiện thiệt hại do bị đổ rạp. Bà con nông dân rất tin tưởng vào biện pháp kỹ thuật khắc phục này. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ cho đến khi được thu hoạch và đánh giá để làm cơ sở thực tế cho bà con nông dân có điều kiện áp dụng ở các vụ mùa sau.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất