| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục úng ngập cây chuối sau bão lũ

Thứ Ba 19/11/2013 , 10:21 (GMT+7)

Để khắc phục úng ngập cho cây chuối sau mưa bão, các nhà vườn cần thực hiện ngay một số khâu kỹ thuật sau:

Để khắc phục úng ngập cho cây chuối sau mưa bão, các nhà vườn cần thực hiện ngay một số khâu kỹ thuạt sau đây:

- Thu hoạch buồng quả trên các cây bị đổ gẫy, tùy mức độ non già của quả trên buồng để phân loại sử dụng cho các mục đích khác nhau. Nếu buồng quả già, dựng ngược buồng để nơi thoáng mát, 2 - 3 ngày sau ra nải (cắt nải quả) đưa đi tiêu thụ. Nếu buồng quả còn non, ra nải bảo quản nới thoáng mát, sử dụng như một loại rau xanh.

- Hạ thấp mặt rãnh luống trồng, khơi thông hệ thống tiêu thoát nước.

- Thu dọn sạch tàn dư thực vật trong vườn, rắc vôi bột lên mặt luống trồng chuối, kết hợp xử lý thuốc BVTV Sumicidin vào gốc để phòng nấm bệnh và tuyến trùng gây hại.

- Khi đất vườn đã se ráo nước, bón chế phẩm Biogel hoặc Biosol vào vùng rễ cây thúc cho cây nhanh phục hồi.

- Khi cây có dấu hiệu hồi phục, xới nhẹ lđất mặt luống, bón thúc NPK mỗi gốc 100 - 150 gr.

* Sử dụng thuốc và phân bón theo khuyến cáo ghi trên bao gói.

Để phòng ngừa mưa bão có thể xảy ra trong các lần tiếp theo, các nhà vườn nên sớm chủ động một số khâu phòng chống như:

- Lên luống trồng chuối theo hướng Bắc - Nam, có tác dụng giảm thiểu cây đổ ngã gió bão.

- Trồng cây giống thẳng hàng, đảm bảo mật độ, thường xuyên tạo độ thông thoáng trong vườn, cắt tỉa bỏ các bẹ cây thoái hóa, các lá vàng, lá già, lá khô.

- Cố định buồng quả để tránh bị gió đưa đẩy làm lay gốc, tổn thương cây. Cách làm, dùng dây nilon mềm, dai một đầu buộc cố định vào cuống buồng quả tại vị trí đáy buồng, co vít căng dây kéo buồng quả vào tư thế tương đối song song với thân cây, sau đó cố định dây vào thân cây, vị trí buộc vuông góc với thân, song song với mặt đất.

- Nhà vườn có điều kiện: Dùng cọc tre chắc chống chéo chữ A theo chiều ngả của cây đỡ cho cây và buồng quả, khỏi bị lay động trong gió gây tổn thương cây.

- Nhà vườn không có điều kiện: Dùng dây nilon mềm, dai, to bản 2 -3 cm buộc cổ cuống buồng quả, tại vị trí tiếp giáp thân giả, kéo thật căng ngược chiều ngả của cây, sao cho cây trở lại tư thế gần thẳng, sau đó cố định dây vào thân cây chuối đối diện, vị trí gần sát gốc, đồng thời vẫn dùng dây nilon cùng loại bó quanh thân cây cách mặt đất 0,8 - 0,9 cm, cứ 0,9 - 1 m bó một vòng co chặt dây vừa chắc tay thì buộc cố định.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm