| Hotline: 0983.970.780

Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 24: Nóng chuyện Biển Đông

Chủ Nhật 11/05/2014 , 13:52 (GMT+7)

Lãnh đạo các nước ASEAN bày tỏ lo ngại sâu sắc về những vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông, đã làm gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông./ Video người dân Hà Nội, Sài Gòn xuống đường phản đối Trung Quốc / Người nước ngoài tham gia phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 11/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà Lãnh đạo ASEAN đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thống Thein Sein, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN 2014 nhấn mạnh, đoàn kết và thống nhất chính là sức mạnh giúp ASEAN bảo đảm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN hoà bình và thịnh vượng vào năm 2015.

Tổng thống Thein Sein cho rằng ASEAN cần đưa ra một lộ trình với những định hướng rõ ràng cho Cộng đồng ASEAN trước năm 2015, thích ứng được với sự thay đổi của môi trường toàn cầu. Lộ trình đó phải chú trọng tới sự thay đổi về môi trường chính trị và sự phát triển văn hóa xã hội của khu vực và thế giới. Theo đó, ASEAN cần đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình và thịnh vượng của thế giới thông qua những hành động tập thể và thống nhất đối với những lợi ích và mối quan tâm chung về những về đề toàn cầu.

Tổng thống Thein Sein đề xuất các ưu tiên ASEAN trong năm 2014, trong đó có thúc đẩy triển khai các dòng hành động còn lại của Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, thúc đẩy phát triển kinh tế đồng đều, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và tính thích ứng của các nền kinh tế ASEAN, ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên...


Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Thein Sein đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự hội nghị. (Ảnh: Đức Tám)

Tại các phiên họp của Hội nghị Cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà Lãnh đạo ASEAN đã tập trung trao đổi về các chủ đề chính như: Thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và định hướng phát triển của Cộng đồng sau năm 2015; tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Trước các diễn biến phức tạp, hơn bao giờ hết, ASEAN càng cần duy trì đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm và trách nhiệm trong việc bảo đảo môi trường hoà bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực, xử lý hiệu quả các thách thức đặt ra.

Về Biển Đông, Lãnh đạo các nước ASEAN bày tỏ lo ngại sâu sắc về những vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông, đã làm gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; yêu cầu phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), trong đó phải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, kiềm chế và không được có hành động làm phức tạp tình hình; đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết bảo đảm thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC và việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Theo TTXVN

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm