| Hotline: 0983.970.780

Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ VII - Bình Ðịnh

Thứ Sáu 09/08/2019 , 06:56 (GMT+7)

Tối 8/8, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định đã long trọng tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ VII – Bình Định năm 2019.

Về tham dự buổi lễ có ông Vương Đức Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể thao Việt Nam (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch); Chủ tịch Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam ông Hoàng Vĩnh Giang; ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định và ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

Các đoàn võ thuật về tham gia Liên hoan võ

Đây là hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, góp phần tôn vinh các giá trị truyền thống của dân tộc, đặc biệt là võ cổ truyền Việt Nam. Trong đó, võ cổ truyền Bình Định đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đây cũng là dịp để các võ phái, võ đường trong nước và quốc tế gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy võ cổ truyền Việt Nam nói chung, võ cổ truyền Bình Định nói riêng. Qua đó, giúp bạn bè quốc tế hiểu sâu sắc hơn về truyền thống lịch sử, văn hóa và quê hương, đất nước, con người Bình Định.

Theo ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, võ cổ truyền Việt Nam là tổng hợp các môn phái võ của dân tộc, được chắt lọc, phát triển qua hàng ngàn năm, đã và đang được phổ biến rộng rãi trong cả nước và nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 400 trung tâm đào tạo, huấn luyện, môn phái, võ phái, võ đường, câu lạc bộ với khoảng 900 võ sư, huấn luyện viên và hơn 1 triệu lượt môn sinh theo học võ cổ truyền Việt Nam ở 45 nước trên thế giới.

Đoàn võ sĩ Ấn Độ diễu hành tại Lế khai mạc Liên hoan võ

Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam do tỉnh Bình Định khởi xướng và tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006. Liên hoan đã trở thành nơi hội tụ định kỳ của những người đam mê nền võ thuật truyền thống Việt Nam. Liên hoa Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ VII – Bình Định năm 2019 tiếp tục là nơi hội tụ, giao lưu, kết nối tình thân giữa những người luôn trân quý võ cổ truyền Việt Nam trong và ngoài nước.

“Đây là niềm tự hào có sức lan tỏa mạnh mẽ của võ cổ truyền Việt Nam, 1 trong những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được mở rộng về quy mô cũng như chất lượng của các đoàn võ thuật tham gia. Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định trong những năm qua đã khẳng định thương hiệu vững chắc của võ cổ truyền Việt Nam trong lòng người dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế”, ông Nguyễn Tuấn Thanh phát biểu tại buổi lễ.

Tây Sơn võ thuật môn phái Bình Thái Đạo đi diễu hành

Điểm nhấn của Lễ Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ VII là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Võ cổ truyền Việt Nam - Hội tụ và phát triển” gồm 3 phần: Võ cổ truyền Việt Nam chung một cội nguồn dân tộc, Võ cổ truyền đồng hành cùng đất nước, Võ cổ truyền hội tụ và phát triển.

Chủ đề xuyên suốt của chương trình nghệ thuật khẳng định võ được bắt nguồn từ những động tác trong đời sống thường ngày của con người từ thuở sơ khai. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, những kỹ năng ấy được các bậc tiền bối hệ thống, nâng cao, sáng tạo thành những bộ binh thư, binh pháp cùng nền võ thuật danh bất hư truyền. Các thế võ, bài thảo xuất phát từ sụ quan sát, đúc kết kinh nghiệm của cha ông khi đối mặt với thú dữ và kẻ thù.

Các võ sĩ nước ngoài tham gia Liên hoan võ

Trải qua hàng nghìn năm chắt lọc, trao truyền và phát triển, võ cổ truyền trở thành 1 bộ phận của nền văn hóa Việt. Võ cổ truyền luôn gắn liền với đời sống lao động, sinh hoạt, và đặc biệt là trong nghệ thuật quân sự, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông.

Võ cổ truyền tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức, được trao truyền và lưu giữ từ đời này sang đời khác trong mỗi gia đình, dòng tộc, các lò võ cả trong và ngoài nước. Võ cổ truyền Việt Nam là tổng hợp các môn phái võ của dân tộc, đang được phổ biến trong cả nước và quốc tế.

1 tiết mục trong chương trình nghệ thuật khai mạc đêm Liên hoan võ

“Võ cổ truyền Bình Định được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2012. Hiện Bình Định là 1 trong những địa phương bảo tồn, phát huy tốt di sản võ cổ truyền dân tộc”, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, khẳng định.

“Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam – Bình Định năm 2019 diễn ra từ ngày 7 – 11/ với trên 1.030 võ sư, võ sĩ, võ sinh đến từ 15 quốc gia trên thế giới tham dự. Các hoạt động thi đấu Tinh hoa võ Việt quốc tế lần thứ II, thi nâng đai trong nước và quốc tế, giao lưu giữa các đoàn võ thuật trong và ngoài nước được đan xen tinh tế trong suốt những ngày liên hoan diễn ra”.

 

Xem thêm
Chiêm ngưỡng màn trình diễn đổ bánh xèo khổng lồ

CẦN THƠ Người dân háo hức chiêm ngưỡng 15 nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ, đường kính 3m phục vụ 1.000 khách tham quan tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm