| Hotline: 0983.970.780

Khai thác nhựa thông gây ô nhiễm

Thứ Hai 15/07/2013 , 09:55 (GMT+7)

Những cánh rừng thông dù mới khai thác được từ 2-3 năm nhưng dưới mỗi gốc cây thông có từ 15- 20 chiếc túi và găng tay đã qua sử dụng được người dân vứt bừa bãi.

Lạng Sơn là một trong những tỉnh có diện tích rừng thông lớn với khoảng 88.560 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Lộc Bình, Đình Lập, Cao Lộc, Hữu Lũng, Chi Lăng. Ở đây, nhà ít cũng có từ 0,5 ha, nhà nhiều từ 5 - 10 ha (2.200 cây/ha) thông đang trong độ tuổi khai thác nhựa.

Mỗi năm toàn tỉnh khai thác nhựa thông được 12.000-13.000 tấn/năm, đem lại lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng. Hiệu quả kinh tế mà cây thông mang lại là rất lớn, nó đã làm cuộc sống của người dân nơi đây “thay da đổi thịt”.

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác nhựa thông do người dân chưa có ý thức giữ gìn môi trường nên dẫn đến tình trạng những chiếc túi và găng tay bằng ni lông đã qua sử dụng vứt tràn lan dưới những gốc cây thông gây ô nhiễm môi trường.

Được biết, với 1.000 cây thông, trung bình từ 5 -7 ngày, mỗi gia đình ở đây thu được 100 kg nhựa, với giá từ 27.000 – 28.000 đồng/kg như hiện nay mang về khoản thu nhập gần 3 triệu đồng.

Nhưng thứ mà họ để lại trong rừng thông là khoảng 30 đôi găng tay và trên 200 chiếc túi ni lông rách được thay ra và vứt ngay xuống đất sau mỗi đợt thu nhựa. Những cánh rừng thông dù mới khai thác được từ 2-3 năm nhưng dưới mỗi gốc cây thông có từ 15- 20 chiếc túi và găng tay đã qua sử dụng được người dân vứt bừa bãi.

Nếu tình trạng rác thải ni lông trong khai thác nhựa thông vẫn tiếp diễn và không được ngăn chặn kịp thời, thì chỉ vài năm nữa những cánh rừng thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn sẽ tràn ngập rác thác ni lông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà người dân chính là những người sẽ hứng chịu hậu quả.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất