| Hotline: 0983.970.780

Khám phá chợ '5 nghìn'

Thứ Hai 17/05/2021 , 08:25 (GMT+7)

Chợ '5 nghìn' nằm ven quốc lộ 32 từ Văn Chấn vào thị xã Nghĩa Lộ thuộc thôn Bản Hốc, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái…

Nơi đây người dân vùng cao bán các mặt hàng nông sản và sản vật của người dân địa phương với mức giá 5 nghìn (5.000 đồng). Theo những người buôn bán lâu năm thì chợ đã được hình thành hơn chục năm nay.

Anh Hoàng Văn Hạnh bán các loại sản phẩm của gia đình anh làm ra. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Anh Hoàng Văn Hạnh bán các loại sản phẩm của gia đình anh làm ra. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Trước kia, người dân bản địa chưa biết buôn bán nông sản và các sản phẩm họ làm ra, do từ xã Đồng Khê mang hàng tới chợ trung tâm huyện Văn Chấn đường sá xa xôi, nên người dân bày những sạp hàng nhỏ ngay tại ven quốc lộ 32 để bán.

Chủ nhân của những món hàng bán tại chợ là bà con các dân tộc Mông, Thái, Tày… sinh sống ở xã Đồng Khê và Suối Bu nhiều người không nói được tiếng phổ thông. Ban đầu họ bán với giá cao thấp khác nhau, nên ông Hoàng Hiệp Ước là người đầu tiên buôn bán tại chợ đã bảo với mọi người bán chung một giá cho tất cả mặt hàng là 5 nghìn. Do chưa có tên và chưa được quy hoạch thành chợ dân sinh nên người dân xung quanh và khách đi đường gọi nơi đây là chợ 5 nghìn, hay chợ một giá.

Vào chợ, tôi bắt gặp chị Sùng Thị Dong đang cùng con trai bày bán rau cải ở ven đường. Chị là người dân tộc Mông sinh sống tại thôn Ba Cầu, xã Suối Bu, mới đây chị mới ra chợ bán rau. Khách hàng của chị là những người đi đường và nhân dân các xã quanh đó. Do giá chỉ có 5 nghìn, rau trồng ở trên núi cao, luôn tươi nên mỗi khách thường mua một lần vài mớ.

Chị Nguyễn Thị Thảo bán các loại gạo đặc sản. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Chị Nguyễn Thị Thảo bán các loại gạo đặc sản. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Ngồi bán hàng ngoài nắng, đường nhiều xe chạy nên rất bụi bặm, tuy vậy giúp chị kiếm được thêm chút tiền trang trải cuộc sống. Ngồi cạnh chị là những cụ già người dân tộc Mông và Thái đang bày bán những mớ rau rừng, măng và các loại gạo đặc sản. Các cụ bà này chưa nói sõi tiếng phổ thông nhưng cũng mang hàng đến chợ bán, bởi các mặt hàng đều chỉ có một giá không cần phải mặc cả như các chợ bình thường khác.

Anh Hoàng Văn Hạnh, nhà ở ngay chợ, anh vừa mang dưa chuột, bí đỏ, măng, mướp đắng, rau rớn…bày bán ngay trước cửa nhà. Anh Hạnh cho biết: Tôi cùng vợ là Lò Thị Thủy mang những thứ của gia đình làm ra bày bán cho những khách qua đường. Rau cỏ nhà tôi không dùng thuốc bảo vệ thực vật nên các anh dùng cứ yên tâm đi… Anh cho biết thêm, mùa măng vợ chồng anh có thể bán được gần 2 tấn mỗi tháng cùng vài tạ nông sản khác, nhờ đó gia đình có thểm khoản thu nhập không nhỏ.

Một số người quanh đây cũng mang hàng ra bán, trong đó có nhiều mặt hàng là thuốc nam do bà con khai thác ở trên rừng, lúc này các mặt hàng không đồng nhất một giá 5 nghìn như trước nữa.

Chị Nguyễn Thị Thảo chuyên bán các loại gạo đặc sản như gạo lứt đen, gạo cẩm, gạo tẻ nương… mức giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Chị cho biết, người mua hàng của chị phần lớn là khách du lịch và những người đi đường, nhiều người ở TP Yên Bái, Hà Nội… mua vài chục cân về ăn và làm quà.

Chị Nguyễn Thị Xoan bán dứa dại cho khách mua về làm thuốc. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Chị Nguyễn Thị Xoan bán dứa dại cho khách mua về làm thuốc. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Các sạp hàng lớn trong chợ 5 nghìn đều bán các loại dược liệu quý và nhiều loại thuốc nam. Trong đó phải kể đến sạp hàng của chị Nguyễn Thị Xoan có gần 100 mặt hàng khác nhau, bao gồm: Nấm hương rừng, chuối hột rừng, sim rừng, mú từn, tứn khửn, nhục thung dung, trà sơn mật - hồng sâm, dây thìa canh, giảo cổ lam, bí đao sấy khô, chè dây, cà gai, dứa dại, sơn tra, ngọc cẩu… Nhiều mặt hàng do mẹ chồng chị là bà Hà Thị Ấn biết bốc thuốc khai thác ở trên rừng và mua lại của người dân, ngoài ra chị còn bán các loại thuốc cho các sản phụ sau sinh, thuốc thận, thuốc đặc trị xương khớp, thuốc trị đau dạ dày…

Các loại dược liệu chị thu mua từ người dân địa phương, chồng là anh Lộc Đức Huỳnh hàng ngày giúp chị băm, phơi, sàng, sảy rồi đóng thành gói để bán.

Anh Lộc Đức Huỳnh đóng hàng bán cho khách ở xa. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Anh Lộc Đức Huỳnh đóng hàng bán cho khách ở xa. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Trước kia anh Huỳnh làm công nhân trên mỏ đá Đồng Khê và nhiều nơi khác, công việc vất vả lại chẳng kiếm được bao nhiêu, nên anh về giúp vợ và mẹ mua bán dược liệu. Mỗi tháng vợ chồng chị Xoan bán được gần 1 tấn dược liệu các loại cho khách du lịch, các nhà thuốc ở khắp nơi từ Lào Cai, Hà Nội cho đến tận Đồng Nai.

Một chủ sạp hàng khác trong chợ 5 nghìn là chị Hoàng Vân Nga người dân tộc Thái sinh sống tại đây từ lâu, nhà chị cũng bán các loại thuốc nam có tác dụng bổ thận tráng dương, mát gan, giải độc gan…Ngoài ra chị còn bán qua mạng chở theo đường bưu điện hoặc xe khách.

Chị Hoàng Vân Nga bên sạp hàng thuốc của gia đình. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Chị Hoàng Vân Nga bên sạp hàng thuốc của gia đình. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Trải qua hơn mười năm, chợ 5 nghìn không chỉ có ý nghĩa về mặt thương mại, mà còn là địa chỉ văn hóa thu hút khách du lịch gần xa bởi chính yếu tố con người giản dị, mộc mạc, chân chất nơi đây. 

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.