| Hotline: 0983.970.780

Khám phá vị ngọt cà chua

Thứ Bảy 24/12/2016 , 08:35 (GMT+7)

Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm vì rất giàu vitamin và chất khoáng. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao, cà chua còn có tác dụng chữa bệnh.

Cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33-50% nhu cầu vitamin C.

10-32-18_trng-23
 

Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, photpho... có lợi cho sức khỏe. Cà chua là một trong số ít các loại rau quả rất giàu carotenoid gọi là lycopene, một chất có đặc tính ngăn chặn ung thư. Đặc biệt cái loại vitamin B, vitamin C và beta carotene giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hoá của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư.

Cà chua chứa  nhiều crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Crom giúp giảm lượng đường trong máu, đồng thời cà chua cũng chứa rất ít carbonhydrate (3%) nên cà chua thực sự tốt cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Vì vậy, ở những bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung cà chua vào chế độ ăn hàng ngày.

Tăng cường hệ thống miễn dịch: Cà chua là loại thực phẩm rất giàu vitamin C, beta carotene có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Giảm cân: Cà chua giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể. Cà chua chứa rất nhiều chất xơ và nước giúp bạn cảm thấy mau no. Chính vì lý do này cà chua nên có mặt trong bữa ăn hàng ngày của gia đình. Nếu bạn đang cố gắng giảm vài cân, thì nhất định phải có cà chua trong chế độ ăn hàng ngày vì nó chứa ít chất béo và cholesterol

Theo y học cổ truyền, cà chua vị ngọt chua, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, chỉ khát, dưỡng âm và lương huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như nhiệt bệnh phiền khát, can âm bất túc, hay hoa mắt chóng mặt, âm hư huyết nhiệt, tiêu hóa kém, loét dạ dày, tăng huyết áp…

10-32-18_trng-23-2
 

Chữa sốt, khát nước: Cà chua 200g thái lát, sắc nước, uống thay trà trong ngày, uống nóng hay lạnh đều được. Cũng có thể dùng nước ép cà chua và nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml trộn đều, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Chữa bỏng lửa nhẹ: Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay sẽ giúp làm dịu vết bỏng, chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi đói), lấy 1-2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài 15 ngày, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.

Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính: Cà chua 250g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hằng ngày. Món ăn này có tác dụng điều hòa chức năng gan, bổ máu, tiêu hóa tốt, hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

Giúp chắc răng, phòng chảy máu chân răng: Cà chua sống 1-2 quả, ăn ngày 3-4 lần, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.

(Kiến thức gia đình số 50)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất