| Hotline: 0983.970.780

Khâm phục ông Bảy Nhị

Thứ Hai 16/08/2010 , 09:08 (GMT+7)

Có một vùng đất đầy sỏi đá đã được gia đình ông Bảy Nhị (Tân Đức - Hàm Tân - Bình Thuận) bỏ công khai phá trong mấy năm qua...

Có một vùng đất đầy sỏi đá đã được gia đình ông Bảy Nhị (Tân Đức - Hàm Tân - Bình Thuận) bỏ công khai phá trong mấy năm qua. Đến nay 3.000 cây đu đủ xanh tốt, bình quân 1 cây gia đình ông thu lãi 100.000 đồng, và 3.000 cây, ông thu lãi 300 triệu đồng/năm.

Vợ chồng ông Nhị quê ở tỉnh Vĩnh Long. Hoàn cảnh ở quê làm ăn vất vả, thiếu đói quanh năm, vợ chồng ông bàn bạc và quyết định về xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận định cư lập nghiệp từ năm 2002. Địa điểm vợ chồng ông đến là một vùng đất tự nhiên toàn rừng núi, cây mọc um tùm, không điện, không đường, dân cư sống thưa thớt. Với số tiền không nhiều, họ quyết định mua 1.000 m2 đất, trồng ngô, sắn để kiếm sống qua ngày. Rồi ông bắt đầu khai hoang vùng đất hoang hóa trên các sườn đồi để trồng trọt thêm các loại cây xoài, quýt..., sản phẩm làm ra nhưng tiêu thụ rất khó khăn vì giao thông đèo dốc hiểm trở, lội suối nên tư thương vào mua giá rất thấp nên không có lãi bao nhiêu vì vậy cái khó vẫn đeo bám gia đình ông.

Bao đêm nằm suy nghĩ, phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng để có thu nhập cao và thoát cảnh nghèo. Thấy cây đu đủ là loại cây trồng dễ chăm sóc lại có thu nhập cao, ông nảy sinh ý định trồng đu đủ. Năm 2008 thì bắt tay làm, tiếp tục khai phá vùng đồi dốc hoang hóa. Tuy là vùng đất hoang nhưng chất đất ở đây rất tốt vì cây tạp mọc lên xanh tốt. Ông cùng vợ dọn cây, nhặt từng hòn đá, sỏi và chẳng bao lâu đã thành một vùng đất màu mỡ. Trong quá trình khai phá, nhiều người can ngăn, họ cho rằng tốn công, tốn của không đem lại lợi lộc gì. Nhưng với ý chí quyết tâm, vợ chồng nghe người khác nói ra nói vào thì chỉ cười, ông nghĩ: "Có ngày sỏi đá biến thành cơm". Vùng đất này vào mùa mưa thì dễ rồi nhưng vào mùa khô khâu nước tưới khá vất vả, ông bèn lắp đặt hệ thống ống dẫn nước dài trên 200 mét để lấy nước từ suối tưới cho cây.

Sau hơn 1 năm, tháng 12 năm 2009 vườn đu đủ nhà ông có 3.000 cây phát triển rất tốt, đã ra trái bói và đến tháng 9 năm 2010 sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên. Theo ông Nhị với giá hiện tại 3.500 đồng/kg thì bình quân 1 cây ông thu lãi 100.000 đồng và cả vườn 3.000 cây, ông thu lãi 300 triệu đồng; thậm chí đến thời điểm giáp Tết Nguyên đán đu đủ có thể có giá 5.000 đồng/kg, sẽ có lãi cao hơn.

Kết quả có được là nỗ lực phi thường của vợ chồng người nông dân này bao năm qua. Ông Nhị hy vọng trong thời gian tới các cấp chính quyền xã Tân Đức quan tâm làm đường giao thông đi lại dễ dàng hơn để việc lưu thông sản phẩm nông nghiệp được thuận lợi.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm