| Hotline: 0983.970.780

Khẩn trương khôi phục SX vụ đông

Thứ Năm 01/11/2012 , 11:15 (GMT+7)

Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Quốc Doanh vừa ký công văn về việc chỉ đạo khôi phục SX vụ đông 2012 sau bão số 8.

Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Quốc Doanh vừa ký công văn về việc chỉ đạo khôi phục SX vụ đông 2012 sau bão số 8.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 8 từ ngày 27 - 28/10/2012 đã gây thiệt hại nặng nề cho SX trồng trọt tại một số tỉnh ĐBSH, Bắc Trung bộ. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại, kịp thời khôi phục SX, Cục Trồng trọt đề nghị GĐ Sở NN-PTNT các tỉnh, TP khẩn trương triển khai một số nội dung chủ yếu sau:

1. Áp dụng tối đa mọi khả năng, biện pháp như mở cống hạ mức nước trên hệ thống tiêu; dỡ bỏ các vật cản; khoanh vùng, bơm tát bằng bơm điện, bơm dầu, kể cả biện pháp thủ công… để tiêu nước triệt để càng nhanh càng tốt đối với diện tích lúa chưa gặt, diện tích đã gieo trồng cây vụ đông và diện tích chuẩn bị trồng cây vụ đông ưa lạnh.

2. Huy động các nguồn nhân lực tại địa phương, kể cả quân đội, HS-SV trên địa bàn, các máy gặt đập liên hợp để thu hoạch dứt điểm diện tích lúa đã chín theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” nhằm hạn chế rơi rụng, lúa mọc mầm trên bông; đối với diên tích lúa mùa muộn còn xanh, cần hướng dẫn nông dân dựng cây đứng để lúa vào chắc, hạn chế sâu bệnh;

3. Đối với diện tích vụ đông đã trồng cây ưa ấm như ngô, lac, đậu tương, khoai lang sau khi nước rút cần vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá K-H, N-H, các chế phẩm vi lượng… cho cây nhanh phục hồi; khi đất khô ráo cần xới vun kịp thời để tạo độ thoáng cho đất tránh bị nghẹt rễ và kết hợp bón bổ sung phân lân, NPK...

4. Đối với diện tích rau vụ đông đã trồng như các loại bí, ớt, dưa chuột, hành tỏi, cà chua… sau khi nước rút 2 - 3 ngày cần hướng dẫn nông dân chăm sóc để phục hồi bộ rễ và hạn chế thấp nhất các bệnh héo xanh vi khuẩn, lở cổ rễ… bằng các biện pháp sau:

- Vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cây bị héo, bị gẫy; dựng cây nhẹ nhàng để hạn chế đứt rễ, nếu có điều kiện thì tủ thêm đất bột vào gốc để cây ra rễ mới; riêng các loại bí để nguyên hiện trạng, hạn chế tác động vào gốc rễ của cây.

- Pha phân lân loãng (khoảng 300 g supe lân/10 lít nước), có thể pha thêm chế phẩm (N3M, Rootvimix2, Ketomium…) tưới vào gốc để cây nhanh phục hồi và khích thích ra rễ;

- Do bộ rễ cây còn yếu nên cần cung cấp bổ sung dinh dưỡng bằng bón phân qua lá như chế phẩm kích thích sinh trưởng (Antonic, Rong biển...), phân vi lượng Humic, Komic, K-H, N-H…theo hướng dẫn trên bao bì;

- Tưới gốc hoặc phun 1 số chế phẩm để phòng bệnh lở cổ rễ như Benlats C, Vicarber… hoặc để hạn chế bệnh héo xanh như Steptomicin, Kasumil, Ketomium…;

- Vun xới khi cây đã phục hồi và đất đã khô ráo; kết hợp tưới phân loãng (khoảng 300g supe lân + 300g ure/10 lít nước); nồng độ phân tăng dần theo sự phục hồi của cây.

5. Tiếp tục đẩy mạnh gieo trồng cây vụ đông muộn trên diện tích đã gieo trồng bị bão phá hoại và trên diện tích mới để bù đắp thiệt hại vừa qua, tạo thêm thu nhập cho nông dân:

- Đối với cây rau, đậu: Chuẩn bị đủ hạt giống rau, ươm cây con hoặc làm bầu đảm bảo chất lượng; hướng dẫn trồng rau nhiều trà, đa dạng chủng loại, hạn chế việc dư thừa hoặc khan hiếm khi giáp vụ;

- Đối với cây khoai tây: Thời vụ kết thúc trước 20/11; cần sử dụng hiệu quả lượng khoai giống bảo quản trong nước, đồng thời chỉ đạo, hỗ trợ các DN khẩn trương nhập đủ số lượng, chủng loại giống; tăng cường kiểm tra đảm bảo chất lượng; chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết như đất bột, tro, trấu để trồng khoai tây; mở rộng trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu;

- Lựa chọn cây trồng, giống cây trồng và quy mô SX đáp ứng yêu cầu của thị trường trên cơ sở đặt hàng của DN, thương lái và khả năng tiêu thụ tại địa phương.

6. Tăng cường cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở; tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc rau màu và phòng trừ sâu bệnh để đạt năng suất cao, chất lượng tốt và đảm bảo an toàn thực phẩm.

7. Chủ động đề xuất UBND các cấp có biện pháp hỗ trợ nông dân kịp thời khôi phục SX. Nhanh chóng tổng hợp thiệt hại và đề xuất các hình thức hỗ trợ gửi về Cục Trồng trọt trước 5/11 để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất