| Hotline: 0983.970.780

Khẳng định mình giữa 'ma trận' thị trường yến sào

Thứ Ba 05/09/2017 , 09:30 (GMT+7)

Ở Bình Định, nếu ai muốn mua yến huyết, yến hồng, sản phẩm chỉ có ở các đảo và rất hiếm, nhưng cũng có ngay, mua bao nhiêu có bấy nhiêu...

09-37-50_1
Bà Lê Thị Kim Thủy kiểm tra sản phẩm yến sào

Để có mặt trong 150 sản phẩm nông nghiệp được tôn vinh trong Chương trình “Thương hiệu vàng nông nghiệp VN” năm 2017 do Tổng Hội NN-PTNT phối hợp cùng Bộ NN-PTNT tổ chức, sản phẩm Yến sào Tôn Thủy của Cty TNHH SX-TM Yến sào Tôn Thủy (TP Quy Nhơn, Bình Định) đã phải “mướt mồ hôi” khẳng định thương hiệu giữa “ma trận” các loại yến sào.
 

Thật giả khó phân

Khảo sát thị trường yến sào tại Bình Định, chúng tôi nhận thấy tổ yến được chia làm 2 loại, đó là yến sào khai thác tự nhiên (yến đảo) và yến sào nuôi nhà. Giá của 2 loại này chênh nhau từ 2,5 - 3,2 triệu đồng/lạng, tùy theo tổ to nhỏ; còn yến đã sơ chế có giá từ 4 - 4,5 triệu đồng/lạng.

Tuy nhiên, theo những người có thâm niên trong nghề, thành phần dinh dưỡng của hai loại này không có sự chênh lệch đáng kể. Sở dĩ giá yến đảo và yến nhà có khoản chênh lệch khá xa là vì có 1 số chủ nhà nuôi yến vì muốn nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư nhà yến, nên thu hoạch và bán ra với giá rẻ nhằm tăng sản lượng tiêu thụ.

Đa phần, các sản phẩm này là tổ yến thô vừa thu hoạch, chưa qua lựa chọn và tinh chế nên giá dao động từ 2,2 - 3 triệu đồng/lạng.

Đáng quan ngại là hiện nay có 1 số cơ sở khai thác, kinh doanh trong quá trình sơ chế đã thêm tạp chất vào tổ yến. Họ nhúng tổ yến vào đường, trộn mủ trôm và một số hợp chất khác để làm tăng trọng lượng tổ yến, sau đó vô tư hạ giá thành sản phẩm nhằm đánh vào tâm lý “ham hàng giá rẻ” của người tiêu dùng, làm nhũng loạn thị trường yến sào.

Thậm chí hiện nay ở Bình Định, nếu ai muốn mua yến huyết, yến hồng, sản phẩm chỉ có ở các đảo và rất hiếm, nhưng cũng có ngay, mua bao nhiêu có bấy nhiêu.

Tuy nhiên, theo tiết lộ của những người hiểu nghề, sở dĩ các loại yến này có thể đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng là vì trên thị trường yến sào hiện nay đã xuất hiện “công nghệ” biến yến thường (có màu trắng) thành yến huyết (màu hồng) để bán được giá cao hơn.

Thậm chí còn có tình trạng làm giả tổ yến bằng mủ trôm, bột mì… rồi bán tổ yến ngay tại nơi khai thác để chứng tỏ đây là sản phẩm chính thống. Có không ít người mua bị đánh lừa “ngọt ngào” bằng chiêu trò này.
 

Chất lượng là nền thương hiệu

Thế nhưng đó là những chiêu trò “làm ăn” của thiên hạ, đối với bà Lê Thị Kim Thủy, Giám đốc Cty TNHH SX-TM Yến sào Tôn Thủy (viết tắt là Yến sào Tôn Thủy), để chiếm lĩnh thị trường, trước tiên sản phẩm phải đảm bảo chất lượng.

09-37-50_2
Nguyên liệu yến sào của Cty TNHH SX-TM Yến sào Tôn Thủy

Nhà yến của gia đình bà Thủy là 1 trong 8 nhà yến đầu tiên được xây ở TP Quy Nhơn (Bình Định) từ năm 2008. Đến năm 2013, bà Thủy tiếp tục xây dựng nhà yến 800 m2 ở xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước, Bình Định). Từ sản phẩm yến nhà, Yến sào Tôn Thủy thử nghiệm làm yến hũ chưng với đường phèn, mật ong và sâm Hàn Quốc.

Càng ngày tổ yến và các sản phẩm chế biến từ yến của Yến sào Tôn Thủy được tiêu thụ càng nhiều. Riêng 2 thị trường chính là TPHCM và Hà Nội mỗi năm đã tiêu thụ đến vài chục ký. Để đạt được thành công này, yến sào Tôn Thủy đã phải chứng minh được chất lượng sản phẩm.

“Theo chu kỳ, 2 - 3 năm công ty chúng tôi lại làm kiểm nghiệm chất lượng yến, mỗi đợt mất khoảng chục triệu đồng và 150 gram tổ yến nuôi trong nhà. Hao tốn thật, nhưng phải làm, cốt là để minh chứng chất lượng yến Bình Định chẳng thua kém yến của địa phương nào”, bà Thủy nói.

Cũng theo bà Thủy, để làm nên chất lượng, tổ yến phải được đảm bảo độ ẩm và công tác vệ sinh tổ yến. “Chúng tôi luôn chú trọng đến quy trình nuôi, thu hoạch và chế biến, đảm bảo hết sức chặt chẽ, từ công đoạn làm sạch tổ đến công đoạn nhặt lông.

Sau đó, tổ yến được đưa vào kết tổ, sấy khô bằng quạt rồi dùng đèn cực tím diệt khuẩn, cuối cùng sản phẩm được đóng hộp đến tay người tiêu dùng. Khâu tinh chế phải được thực hiện nghiêm cẩn để sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đều đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ nguyên vẹn công dụng mà yến sào mang lại”, bà Thủy cho hay.

09-37-50_3
Sản phẩm yến sào Tôn Thủy

“Hiện nay, ngoài phương pháp dẫn dụ tự nhiên là các chất từ mùi tổ yến, chất thải của đàn yến, các chất dẫn dụ nhập nội, một số nhà yến còn sử dụng chất tạo mùi hóa học để thay thế, trong khi đó công tác quản lý chất lượng sau thu hoạch tổ yến còn rất sơ sài, quy định về quản lý hoạt động SXKD và quản lý chất lượng sản phẩm yến sào đang còn nhiều bất cập.

Cần phải thiết lập một quy chuẩn về chất lượng cho sản phẩm yến sào áp dụng chung cho các cơ sở đầu tư lẫn cơ quan quản lý, có như thế yến sào Bình Định mới có thể cạnh trạnh được với yến sào của các địa phương khác”, bà Lê Thị Kim Thủy kiến nghị.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm