| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa có 870 hầm biogas

Thứ Sáu 17/10/2014 , 08:20 (GMT+7)

Tỉnh Khánh Hòa triển khai chương trình "Khí sinh học (KSH) cho ngành chăn nuôi VN" do Hà Lan tài trợ từ tháng 6/2009.

Văn phòng Dự án KSH của tỉnh đã phối hợp với Trạm Khuyến nông các huyện mở 46 lớp tập huấn; đào tạo 2 kỹ thuật viên cấp tỉnh; 5 kỹ thuật viên cấp huyện và 7 đội trưởng đội xây hầm biogas...

Đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 870 hầm biogas theo mẫu thiết kế KT1, KT2 góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, mang lại lợi ích cho các hộ chăn nuôi mỗi năm hàng tỷ đồng.

Ông Đinh Cường, Văn phòng dự án KSH Khánh Hòa cho biết, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền của dự án và hiệu quả thực tế, nhiều hộ nông dân, trại SX chăn nuôi đăng ký xây dựng công trình KSH ngày càng nhiều.

Dự án hỗ trợ người chăn nuôi xây dựng mỗi công trình với mức 1,2 triệu đồng (hầm từ 5 - 39,8 m3). Việc xây dựng hầm biogas đã tiết kiệm chi phí chất đốt mỗi tháng từ 250.000 - 300.000 đ/hộ, nười chăn nuôi còn tận dụng nguồn phụ phẩm KSH làm phân bón cho cây trồng và nuôi cá.

Ông Lê Dựa, thôn Xuân Phong, xã Vĩnh Phương (TP Nha Trang) nuôi 2 con bò và 10 con heo. Trước đây, toàn bộ chất thải của đàn heo và bò xả thẳng ra vườn gây ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.

“Hiện chúng tôi xây được hầm biogas kể cả ở chân đất có mạch nước ngầm nông và chảy ngang. Để khắc phục, chúng tôi dùng tôn cuộn tròn trong và ngoài với đường kính thiết kế. Sau đó tiến hành đổ bê tông hình trụ từ phần đáy trở lên kết hợp dùng máy bơm hút nước để mực nước tương đương hoặc thấp hơn thành bê tông. Đồng thời tiến hành đổ đáy đúng như thiết kế; sau 72 tiếng mới tháo tôn ra", ông Đinh Cường.

Cuối năm 2009, được cán bộ khuyến nông tuyên truyền, vận động, ông quyết định đầu tư xây dựng hầm biogas dung tích 9,9 m3 với giá khoảng 13 triệu đồng. Từ ngày nhà ông sử dụng khí biogas làm chất đốt đã tiết kiệm được khoảng 4 triệu đồng/năm. Ngoài ra ông còn dùng phân để bón 5 sào cỏ nuôi bò.

Gia đình ông Đỗ Quang Thịnh, thôn Xuân Lạc 1, xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang) cũng vừa đầu tư xây dựng hầm biogas, kích thước 7,5 m3 với giá 15 triệu đồng. “Thấy được lợi ích thiết thực của công trình KSH nên tôi đã đầu tư xây hầm biogas.

Chuồng nuôi gần 100 m2 thường xuyên có 2 heo nái và 20 heo thịt, mỗi năm cho gia đình tôi thu nhập trên 100 triệu đồng. Từ ngày có hầm biogas đã giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường và tiết kiệm mỗi tháng vài trăm ngàn đồng nhờ tận dụng khí ga để nấu ăn”, ông Thịnh cho biết.

Tại huyện Cam Lâm, dự án KSH cũng thu hút hàng trăm hộ dân tham gia xây  hầm biogas phục vụ chăn nuôi. Anh Nguyễn Quốc Huy, kỹ thuật viên dự án KSH huyện Cam Lâm cho biết, toàn huyện có khoảng 1.500 hộ chăn nuôi, trong đó có 125 trang trại với tổng số đàn lên đến 83.000 con lợn.

Tuy nhiên việc chăn nuôi phát triển kéo theo hệ lụy môi trường bị ô nhiễm. Do đó huyện đã yêu cầu bắt buộc các hộ chăn nuôi phải có giải pháp xử lý chất thải. Nhờ dự án KSH, các hộ đã xây dựng hầm biogas ngày càng nhiều.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giống lúa TBR97 chinh phục 'chảo lửa’ Krông Pa

GIA LAI Giống lúa TBR97 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân và chính quyền địa phương khi lần đầu tiên xuất hiện ở ‘chảo lửa’ Krông Pa.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.