| Hotline: 0983.970.780

KHÁNH HOÀ: HEO “DÍNH” BỆNH TRÀN LAN

Thứ Sáu 06/08/2010 , 08:00 (GMT+7)

Hiện nay, người chăn nuôi heo tại Khánh Hoà đang đối mặt với chồng chất khó khăn vì dịch bệnh xuất hiện khắp nơi.

Bầy heo nhà bác Thái Dương bị chết hết, còn mỗi con heo nái cũng đang bị bệnh.
Hiện nay, người chăn nuôi heo tại Khánh Hoà đang đối mặt với chồng chất khó khăn vì dịch bệnh xuất hiện khắp nơi.

Thời điểm này, tại xã Diên Bình, huyện Diên Khánh không khí các thôn xóm thật ảm đạm khi đàn heo, khối tài sản lớn của người dân cứ lần lượt lăn đùng ra chết. Nhìn chuồng heo trống huơ trống hoác, còn mỗi con heo nái cũng bỏ ăn, bác Thái Dương, thôn Điền Trung 2, xã Diên Điền buồn bã kể: Đợt heo này nhà tôi nuôi 16 con, mỗi con đạt trọng lượng khoảng 40 - 50kg/con. Khoảng 3 tuần trước đàn heo bỗng bỏ ăn, xuất hiện các triệu chứng sốt cao, đỏ toàn thân, khó thở...Hoảng hồn vì đàn heo lâm bệnh, tôi vội vàng đi mua thuốc về chữa trị. Mặc dù tiền thuốc hết gần 700 ngàn đồng, nhưng đàn heo cũng chỉ sống được mấy ngày. 

Diên Bình là một trong những địa phương có đàn heo lớn của huyện Diên Khánh. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mười, cán bộ thú y xã Diên Bình thì trong khoảng một tháng nay, số heo đã bị nhiễm bệnh với các triệu chứng sốt cao, đỏ thân, khó thở…lên tới 1.600 con, chiếm 80% tổng đàn heo của địa phương. Đàn heo 60 con nhà ông Lê Văn Nhân, xã Diên Điền dù được nuôi ở vùng biệt lập, nằm sâu trong núi vẫn dính các triệu chứng như bệnh heo tai xanh. Thấy heo dịnh bệnh ông Nhân cũng vội vàng đi mua thuốc về chữa trị, tuy nhiên “bệnh tình” trên đàn heo vẫn không giảm.

Trước tình hình heo lâm bệnh chết hàng loạt, người dân đã vội bán tống bán tháo với giá rẻ mạt. Nhà anh Đặng Văn Quý, ở thôn Phước Hạ, xã Phước Đồng, TP Nha Trang có 6 con heo sắp đến ngày xuất chuồng và một con heo nái, cách đây 5 ngày, một con heo bỏ ăn, anh Quý vội vàng gọi mấy bác “đồ tể” bán. Lợi dụng tâm lý hoang mang của người dân, các “lái heo” đã chèn ép người chăn nuôi. Anh Quý than: 5 con heo chưa bị bệnh cân lên được 4 tạ hơi nhưng “lái heo” chỉ trả có 20.000 đồng/kg hơi, giảm 10.000 đồng so với trước. Còn con heo bệnh gần 1 tạ và heo nái nặng tới 2,5 tạ, “lái heo” mua vo với giá 1 triệu đồng/con.

Để tìm hiểu dịch bệnh trên đàn heo của tỉnh, sáng ngày 5/8 PV NNVN đã liên hệ với Chi cục Thú ý tỉnh Khánh Hoà nhưng không gặp được lãnh đạo vì cô trực văn phòng chặn ngay tại cửa. Điện thoại cũng không ai nghe máy, đây là điều khó hiểu bởi nếu có dịch thì phải công khai để từ đó ngành chức năng, chính quyền và người dân có các biện pháp phòng và dập dịch. Bộ NN- PTNT cũng đã yêu cầu các tỉnh phải công khai dịch bệnh. Không làm việc được với Chi cục Thú y, chúng tôi đành liên hệ với Sở NN- PTNT Khánh Hoà.

Cuối cùng thì chúng tôi cũng có những số liệu ban đầu. Theo đó ngày 2/8 đàn heo 55 con của ông Lương Công Vân tại HTXNN I Ninh Quang, huyện Ninh Hoà có triệu chứng sốt cao, xuất huyết, khó thở và bỏ ăn, qua xét nghiệm phát hiện đàn heo này nhiễm vi rút tai xanh, đến chiều ngày 4/8 đã tiêu huỷ 55 con heo của ông Vân và 2 con của ông Tỏ cũng ở HTXNN I Ninh Quang. Tương tự, qua mẫu xét nghiệm đàn heo 8 con của ông Vũ Quế, xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh cũng nhiễm bệnh tai xanh. Còn các địa phương như huyện Cam Lâm, TP Nha Trang, hiện Chi cục Thú y mới gửi các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm bệnh tai xanh.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm