| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa: Hướng tới khai thác xa bờ

Thứ Ba 18/12/2018 , 15:50 (GMT+7)

Để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tỉnh Khánh Hòa sẽ giảm dần số lượng tàu thuyền, điều chỉnh, sắp xếp lại nghề khai thác ven bờ và vùng lộng một cách hợp lý…

Khi nguồn lợi ven bờ, vùng lộng ngày càng suy giảm, thì phát triển đội tàu có công suất lớn, hiện đại để có thể vươn khơi xa.

11-55-19_c_2
Ảnh: K.S

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa.

Ông Chánh cho biết, toàn tỉnh hiện có 9.838 tàu cá, trong đó tàu có công suất < 90CV rất lớn, chiếm đến 87,4%, tương đương 8.569 chiếc. Do tàu có công suất nhỏ nên việc khai thác chủ yếu tại vùng ven bờ, đầm, vịnh không phù hợp với quy định pháp luật (khu bảo tồn, bãi đẻ...) và sử dụng các công cụ cấm như giã cào, cào sò, xiếc điện... mang tính hủy diệt.

Trước thực trạng trên, theo ông Phong, thời gian qua ngành thủy sản Khánh Hòa đã triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn các hành vi vi phạm. Cụ thể, phối hợp với các cơ quan có liên quan thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngư dân bằng nhiều hình thức như mở lớp tập huấn phổ biến quy định pháp luật, đặt pano tuyên truyền, phát tờ rơi, phát thanh, phóng sự về bảo vệ nguồn lợi thủy sản…Bố trí tàu tuần tra, ca nô tuần tra thường trực tại các trạm thủy sản địa phương. Thường xuyên thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đối với các vùng cấm, nghề cấm.

Ảnh: K.S

Tổ chức hoạt động các văn phòng đại diện kiểm tra, kiểm soát nghề cá đặt tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh. Thành lập các tổ đồng quản lý nghề cá tại các xã, phường ven biển. Khoanh vùng giao mặt nước cho ngư dân tự quản lý với sự hỗ trợ, giám sát của các cơ quan chức năng, hỗ trợ đào tạo nghề để chuyển đổi sinh kế cho ngư dân, từng bước chuyển dần từ nghề biển lên nghề bờ.

“Từ đó đã có chuyển biến tích cực làm giảm đáng kể việc tàu cá sử dụng các công cụ trái pháp luật để khai thác. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngư dân cố tình lét lút thực hiện việc đánh bắt bằng các công cụ cấm như giã cào, cào sò, xiếc điện trong vùng cấm”, ông Chánh chia sẻ.

Để phát triển khai thác, bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản của tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035.

Theo đó, sẽ tổ chức lại khai thác thủy sản trên các vùng biển, giảm dần số lượng tàu thuyền, điều chỉnh, sắp xếp lại nghề khai thác... Cụ thể hóa là đề án thí điểm tổ chức khai thác, mua bán, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Khuyến khích phát triển nghề câu, lưới rê khơi, vây khơi, chụp mực, tàu dịch vụ hậu cần.

11-55-19__2
Ảnh: K.S

Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới trong khai thác. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hình thành trung tâm nghề cá lớn tại cảng cá Đá Bạc gắn với ngư trường trọng điểm Nam Trung Bộ và Trường Sa. Xây dựng Bích Đầm - thành phố Nha Trang, Đại Lãnh - huyện Vạn Ninh, Bình Ba - thành phố Cam Ranh thành làng chài kiểu mẫu.

Năm 2018 Khánh Hòa đã tổ chức 31 đoàn thanh tra, tuần tra kiểm tra; phát hiện và xử lý 42 phương tiện vi phạm vùng cấm, nghề cấm khai thác xử phạt số tiền hơn 67 triệu. Số tang vật tạm giữ gồm 56 lưới giã cào, cào sò, tịch thu 12 súng điện, kích điện.

 

Xem thêm
Nhận diện để hiểu hàng thật, tránh hàng giả Made in Japan

Sáng 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề 'Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan'.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo an tín dụng đạt trên 300 tỷ đồng/năm

ĐBSCL Năm 2023, tổng doanh thu giữa Ngân hàng Agribank - Bảo hiểm Agribank tại khu vực Tây Nam bộ đạt trên 300 tỷ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.