| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa không lơ là 'thẻ vàng'

Thứ Ba 17/07/2018 , 13:40 (GMT+7)

Ngư dân Khánh Hòa cam kết không đánh bắt bất hợp pháp, đồng thời hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc thực hiện ghi nhật ký khai thác, báo cáo khai thác, lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình theo quy định, bật thiết bị 24/24 giờ và kết nối với trạm bờ của Chi cục Thủy sản.

Tuân thủ

Ngư dân Phạm Giùm, chủ tàu KH 95758 TS, chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương ở Hà Ra, phường Vĩnh Phước (TP Nha Trang) cho biết: “Bây giờ chẳng tàu nào dại mà đánh bắt bất hợp pháp. Không chỉ tàu mình bị tiêu hủy mất tiền tỷ, mà ngư dân trên tàu còn bị các nước bắt giữ đòi tiền chuộc, thậm chí còn phạt tù”.

14-23-19_
14-23-19_b
Thời gian qua ngư dân Khánh Hòa đã được tuyên truyền và cam kết không đánh bắt bất hợp pháp. Ảnh Đình Vũ

Do đó, theo ông Giùm, dù không trực tiếp cùng tàu đi đánh bắt trên biển, nhưng các quy định về đánh bắt xa bờ ông đều truyền đạt từng lời đến thuyền trưởng và các thuyền viên trong mỗi chuyến ra khơi.

“Tôi luôn dặn dò các anh em phải đánh bắt trên vùng biển của mình và thường xuyên liên lạc bằng bộ đàm hỏi vị trí tàu cũng như sản lượng đánh bắt. Tôi không ép anh em phải đánh bắt đạt sản lượng, mà ngược lại động viên anh em đánh bắt được bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu, chứ nhất quyết không xâm vùng biển các nước. Thời gian qua tàu chúng tôi luôn tuân thủ, chỉ đánh bắt trên vùng biển Trường Sa và nhà dàn DK1”, ông Giùm chia sẻ.

Tương tự, tàu KH 93197 TS của thuyền trưởng Phạm Được, ở phường Vĩnh Phước cũng đã cam kết không đánh bắt bất hợp pháp.

Chủ tàu hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc thực hiện ghi nhật ký khai thác, báo cáo khai thác, lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình theo quy định, bật thiết bị 24/24 giờ và kết nối với trạm bờ của Chi cục Thủy sản.

Ông Lê Văn Đồng, nhân viên Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá ở cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang) cho biết, sau khoảng 2 tháng văn phòng đi vào hoạt động, đến nay 100% tàu cá chấp hành rất tốt việc kiểm tra hồ sơ giấy tờ và kiểm tra thực tế khi tàu xuất bến, cũng như kiểm tra, giám sát, khai báo khi cập cảng; thu nộp nhật ký khai thác; kiểm tra các thông tin ghi trong sổ nhật ký với sản lượng khai thác được; kiểm tra ngư cụ, kích thước mắt lưới.

14-23-19_d
Các văn phòng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tàu về bến và xuất bến ở Khánh Hòa hiện đã đi vào hoạt động ổn định. Ảnh Đình Vũ

Và, văn phòng kiểm tra, thanh tra tại cảng đảm bảo ít nhất 20% sản lượng lên bến đối với cá ngừ, 5% sản lượng lên bến đối với sản phẩm khai thác khác: cá đáy, cua, ghẹ, cá nổi nhỏ theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu đưa ra.
 

Không lơ là với “thẻ vàng”

Mặc dù đã nỗ lực, song mới đây Ủy ban châu Âu (EC) quyết định kéo dài áp dụng “thẻ vàng” đối với hải sản đánh bắt của Việt Nam đến tháng 1/2019.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Thái Hiểu, PGĐ Cty TNHH Thịnh Hưng, một DN xuất khẩu hải sản sang thị trường EU xác nhận các lô hàng xuất khẩu hải sản của DN vào thị trường này đã tăng tần suất kiểm tra hồ sơ nguồn gốc sản phẩm khai thác nhập khẩu. Từ đó phát sinh chi phí.

Ông Hiểu khuyến cáo ngư dân trong tỉnh không đánh bắt bất hợp pháp, bởi không riêng DN ông mà các DN khác cũng sẽ chỉ thu mua hải sản có nguồn gốc.

Ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, cho biết: “Để lấy lại thẻ xanh từ EC, tỉnh Khánh Hòa kiên quyết không lơ là “thẻ vàng”. Do đó, trong thời gian tới ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, Chi cục tiếp tục nâng cấp các trạm bờ và gắn các thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá của ngư dân, đảm bảo giám sát 24/24h. Việc thực hiện sẽ được đơn vị hoàn thành trước ngày 30/10 tới. Ngoài ra, chúng tôi khuyến khích ngư dân lắp đặt thiết bị khai báo điện tử để cho việc khai báo chính xác và dễ dàng hơn”.

Tỉnh Khánh Hòa hiện có 1.300 tàu khai thác xa bờ, trong đó có khoảng 500 tàu khai thác cá ngừ đại dương; tổng sản lượng thủy sản khai thác các loại gần 10.000 tấn/năm. Không những thế, tỉnh này còn là nơi tập trung khá nhiều DN tham gia xuất khẩu thủy sản (44 DN), trong đó có các DN xuất khẩu cá ngừ hàng đầu như: Cty TNHH Hải Vương, Hải Long, Thịnh Hưng, Hoàng Hải, Tín Thịnh, Đồ hộp Khánh Hòa… Hiện nay các DN thủy sản ở Khánh Hòa không chỉ xuất khẩu sang thị trường EU, mà còn xuất sang Mỹ và các thị trường khác.

Để thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tàu về bến và xuất bến tại các cảng cá, tỉnh Khánh Hòa đã thành lập 4 văn phòng đại diện đặt tại các cảng cá: Đại Lãnh, Vĩnh Lương, Hòn Rớ và Đá Bạc. Các văn phòng này hiện đã đi vào hoạt động ổn định, tạo điều kiện cho các DN thay vì trước đây lấy nhật ký khai thác từ ngư dân khó khăn, thì nay trở nên dễ dàng thông qua đầu mối từ văn phòng. Từ đó, giúp cho các DN làm hồ sơ chứng nhận nguồn gốc rõ ràng phục vụ cho xuất khẩu.

 

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất