| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa: Phê duyệt chuyển đổi cây trồng

Thứ Hai 10/10/2016 , 14:01 (GMT+7)

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt đề án Chuyển đổi cây trồng giai đoạn 2016 - 2020 hướng tới xây dựng các vùng chuyên canh trên đất sản xuất nông nghiệp...

14-37-46_viec-chuyen-doi-cu-nguoi-dn-vn-theo-huong-nho-le-v-tu-pht
Việc chuyển đổi cây trồng vẫn tự phát
 

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt đề án Chuyển đổi cây trồng giai đoạn 2016 - 2020 hướng tới xây dựng các vùng chuyên canh trên đất sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và tiết kiệm nước tưới, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bà Trịnh Thị Thùy Linh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Khánh Hòa cho biết, từ năm 2010 đến nay diện tích chuyển đổi cả tỉnh chỉ khoảng 515ha trong đó cây ngô 234ha, rau các loại 145ha, khoai sáp 50ha, còn lại là cây trồng khác. Việc chuyển đổi của người dân vẫn theo hướng tự phát, nhỏ lẻ, không theo quy hoạch, chưa liên kết với các doanh nghiệp, gây khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.

Bà Linh cho biết thêm, trong quá trình soạn thảo đề án chi cục đã khảo sát trên 300 hộ nông dân để có những đánh giá sơ bộ về hiện trạng trồng trọt. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây lúa và các cây trồng hàng năm như tỏi, ớt, lạc, ngô, trên cùng một diện tích cho thấy lợi nhuận SX ngô lại thấp hơn lúa, bởi đối với ngô, công lao động chiếm 73% so với tổng chi phí, trong khi đó lúa chỉ chiếm 47%, lợi nhuận trên 1ha xếp theo thứ tự giảm dần là ớt, lúa, tỏi, ngô, lạc.

Đối với cây tỏi, mức đầu tư cho 1ha ở năm đầu rất lớn nên lợi nhuận năm đầu so với cây lúa thấp hơn. Từ năm thứ 2 trở đi lợi nhuận của cây tỏi cao hơn cây lúa. Mặc dù cây ớt và cây tỏi cho lợi nhuận khá cao song đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, trình độ kỹ thuật cao, yêu cầu thổ nhưỡng khắt khe, công lao động nhiều. Vì thế việc chuyển đổi sang trồng đại trà vẫn gặp khó khăn.

Ngoài ra, so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây hàng năm với cây ăn quả cho thấy sầu riêng, xoài Úc, bưởi da xanh cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với cây hàng năm nhưng lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn và kỹ thuật cao trong giai đoạn đầu thiết kế vườn cây. Những cây ăn quả này đang được người dân địa phương mở rộng diện tích trồng rất nhanh.

Theo đề án vừa phê duyệt, tổng kinh phí hỗ trợ chuyển đổi cây trồng từ năm 2016 - 2020 trên 48 tỷ đồng. Trong đó khoảng 44,5 tỷ đồng để hỗ trợ chuyển đổi trên 1.000ha đất màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái gồm các hạng mục cải tạo đất, hỗ trợ giống, vật tư, phân bón, tập huấn chuyển giao... Đồng thời, mỗi năm tỉnh phấn đấu xây dựng khoảng 50ha cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP kết hợp xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Ông Lê Tấn Bản, GĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa cho biết, mục tiêu chung của đề án là thúc đẩy tăng trưởng, từng bước xây dựng nền nông nghiệp giá trị gia tăng, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cơ cấu lại quy mô sản xuất giống, kỹ thuật công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất, thị trường với sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các kênh chính sách. Mục tiêu quan trọng nhất vẫn là đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thêm thu nhập cho nông dân.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất