| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa: Phê duyệt chuyển đổi cây trồng

Thứ Hai 10/10/2016 , 14:01 (GMT+7)

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt đề án Chuyển đổi cây trồng giai đoạn 2016 - 2020 hướng tới xây dựng các vùng chuyên canh trên đất sản xuất nông nghiệp...

14-37-46_viec-chuyen-doi-cu-nguoi-dn-vn-theo-huong-nho-le-v-tu-pht
Việc chuyển đổi cây trồng vẫn tự phát
 

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt đề án Chuyển đổi cây trồng giai đoạn 2016 - 2020 hướng tới xây dựng các vùng chuyên canh trên đất sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và tiết kiệm nước tưới, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bà Trịnh Thị Thùy Linh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Khánh Hòa cho biết, từ năm 2010 đến nay diện tích chuyển đổi cả tỉnh chỉ khoảng 515ha trong đó cây ngô 234ha, rau các loại 145ha, khoai sáp 50ha, còn lại là cây trồng khác. Việc chuyển đổi của người dân vẫn theo hướng tự phát, nhỏ lẻ, không theo quy hoạch, chưa liên kết với các doanh nghiệp, gây khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.

Bà Linh cho biết thêm, trong quá trình soạn thảo đề án chi cục đã khảo sát trên 300 hộ nông dân để có những đánh giá sơ bộ về hiện trạng trồng trọt. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây lúa và các cây trồng hàng năm như tỏi, ớt, lạc, ngô, trên cùng một diện tích cho thấy lợi nhuận SX ngô lại thấp hơn lúa, bởi đối với ngô, công lao động chiếm 73% so với tổng chi phí, trong khi đó lúa chỉ chiếm 47%, lợi nhuận trên 1ha xếp theo thứ tự giảm dần là ớt, lúa, tỏi, ngô, lạc.

Đối với cây tỏi, mức đầu tư cho 1ha ở năm đầu rất lớn nên lợi nhuận năm đầu so với cây lúa thấp hơn. Từ năm thứ 2 trở đi lợi nhuận của cây tỏi cao hơn cây lúa. Mặc dù cây ớt và cây tỏi cho lợi nhuận khá cao song đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, trình độ kỹ thuật cao, yêu cầu thổ nhưỡng khắt khe, công lao động nhiều. Vì thế việc chuyển đổi sang trồng đại trà vẫn gặp khó khăn.

Ngoài ra, so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây hàng năm với cây ăn quả cho thấy sầu riêng, xoài Úc, bưởi da xanh cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với cây hàng năm nhưng lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn và kỹ thuật cao trong giai đoạn đầu thiết kế vườn cây. Những cây ăn quả này đang được người dân địa phương mở rộng diện tích trồng rất nhanh.

Theo đề án vừa phê duyệt, tổng kinh phí hỗ trợ chuyển đổi cây trồng từ năm 2016 - 2020 trên 48 tỷ đồng. Trong đó khoảng 44,5 tỷ đồng để hỗ trợ chuyển đổi trên 1.000ha đất màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái gồm các hạng mục cải tạo đất, hỗ trợ giống, vật tư, phân bón, tập huấn chuyển giao... Đồng thời, mỗi năm tỉnh phấn đấu xây dựng khoảng 50ha cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP kết hợp xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Ông Lê Tấn Bản, GĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa cho biết, mục tiêu chung của đề án là thúc đẩy tăng trưởng, từng bước xây dựng nền nông nghiệp giá trị gia tăng, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cơ cấu lại quy mô sản xuất giống, kỹ thuật công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất, thị trường với sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các kênh chính sách. Mục tiêu quan trọng nhất vẫn là đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thêm thu nhập cho nông dân.

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm