| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thứ Tư 10/11/2021 , 09:30 (GMT+7)

Tỉnh Khánh Hòa sẽ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, hình thành, mở rộng các vùng, khu vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở những nơi có đủ điều kiện.

Đó là một trong những mục đích trong kế hoạch triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa mà UBND tỉnh này vừa ký quyết định ban hành.

Hình thành vùng sản xuất sản phẩm bản địa hữu cơ

Theo đề án, để phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Khánh Hòa sẽ ưu tiên các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho từng đối tượng cây trồng, vật nuôi để sản xuất hữu cơ. Đồng thời ưu tiên lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng, chống chịu sâu bệnh và có thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.

Với cây ăn quả, Khánh Hòa đặt mục tiêu hình thành vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ đạt khoảng 500 ha vào năm 2025. Ảnh: KS.

Với cây ăn quả, Khánh Hòa đặt mục tiêu hình thành vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ đạt khoảng 500 ha vào năm 2025. Ảnh: KS.

Từ đó, hình thành vùng sản xuất các sản phẩm bản địa, đặc trưng, có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.

Khánh Hòa phấn đấu diện tích sản xuất lúa hữu cơ với diện tích khoảng 500 ha vào năm 2025 và khoảng 1.000 ha đến năm 2030; vùng rau đậu hữu cơ có diện tích khoảng 50 ha vào năm 2025 và khoảng 100 ha đến năm 2030; vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ đạt khoảng 500 ha vào năm 2025 và khoảng 1.000 ha đến năm 2030.

Với chăn nuôi hữu cơ, sẽ xây dựng các vùng chăn nuôi hữu cơ với các sản phẩm như mật ong, yến, thịt gia súc gia cầm... Với chăn nuôi bò hữu cơ, sẽ gắn với vùng đồng cỏ, vùng trồng trọt sản xuất thức ăn thô xanh hữu cơ.

Vùng chăn nuôi lợn hữu cơ với đàn lợn đạt khoảng 600 con năm 2025 và khoảng 1200 con vào năm 2030; gia cầm đạt khoảng 15.000 con đến năm 2025 và khoảng 30.000 con vào năm 2030; đàn bò đến năm 2025 đạt khoảng 500 con và đến năm 2030 đạt khoảng 1.000 con. Vùng nuôi yến hữu cơ cho sản phẩm yến hữu cơ khoảng 1.500 kg đến năm 2025 và khoảng 3.000 kg vào năm 2030.

Khánh Hòa đặt mục tiêu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ đến năm 2025 đạt khoản 20 ha, năm 2030 đạt 50 ha. Ảnh: KS.

Khánh Hòa đặt mục tiêu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ đến năm 2025 đạt khoản 20 ha, năm 2030 đạt 50 ha. Ảnh: KS.

Vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ sẽ xây dựng các vùng nuôi trồng thủy với đối tượng như tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, ốc hương, cá biển và các loài thủy sản bản địa khác. Phát triển vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu.

Vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ tập trung với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ đến năm 2025 đạt khoản 20ha, năm 2030 đạt 50 ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt 0,5 – 1,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản.

Đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ

Cũng trong đề án, Khánh Hòa sẽ phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Trong đó, ưu tiên chế biến các sản phẩm hữu cơ bao gồm các món ăn, các loại thực phẩm, đồ uống, thuốc dược liệu, mỹ phẩm... để nâng cao giá trị gia tăng.

Trồng chuối hữu cơ ở xã Cam Phước Tây, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Trồng chuối hữu cơ ở xã Cam Phước Tây, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Cùng với đó, xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ có sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã tại các vùng sản xuất tập trung. Khuyến khích các hình thức sản xuất quy mô hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác sản xuất các sản phẩm đặc sản bản địa, sản phẩm khai thác từ tự nhiên có giá trị gia tăng cao và giá trị truyền thống.

Đẩy mạnh phong trào xây dựng vườn cây hữu cơ gắn với thu gom phế phụ phẩm, làm phân hữu cơ, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở các xã nông thôn mới...

Ngoài ra, tỉnh sẽ đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ, đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực và phát triển các vật tư đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Trong đó, đa dạng nguồn sản phẩm làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hữu cơ như các loại thức ăn xanh, ủ chua, sấy khô, bột cá... để phát triển chăn nuôi, thủy sản hữu cơ. Phát triển và sử dụng con giống, vật tư đầu vào hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản. Ưu tiên kinh phí cho chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư đầu vào hữu cơ để sản xuất sản phẩm hữu cơ.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.