| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa: Số người chết và mất tích tăng lên 17, vẫn mưa to những ngày tới

Thứ Hai 19/11/2018 , 10:41 (GMT+7)

Theo BCH  PCTT-TKCN Khánh Hòa, tính đến nay 6 giờ, ngày 19/11 tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận 13 người chết, 4 người mất tích (Phước Đồng); 43 nhà bị sập, hư hỏng, nhiều diện tích hoa màu bị ngập.

* Chủ động ứng phó với cơn bão mới

Sáng 19/11, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức cuộc họp chỉ đạo khắc phục hậu quả ảnh hưởng áp thất nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 8 và triển khai công tác ứng phó với vùng ATNĐ được dự báo có khả năng vào biển Đông và trở thành cơ bão số 9, kết hợp với gió mùa Đông Bắc nên những ngày tới tỉnh Khánh Hòa còn mưa lớn.

Lượng mưa lịch sử

Tại cuộc họp, ông Võ Anh Kiệt, PGĐ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung bộ, cho biết: Do ảnh hưởng áp thất nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 8, nên 2 ngày qua trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có mưa to và rất to. Phổ biển ở miền núi  lượng mưa từ 150-200mm, còn Đồng Bằng 200-300 mm, nhất là TP Nha Trang. Đặc biệt lịch sử hiếm thấy đó là trong 6 giờ (từ 4 giờ đến 10 giờ) lượng mưa lên đến 388mm.

Lực lượng chức năng vẫn tiếp tục người mất tích tại TP Nha Trang

“Ngày 20/10/2010, chúng ta có tần suất mưa ngày lớn nhất là 253 mm nhưng mà mưa cả ngày, còn nay trong 6 giờ mà mưa đến 388mm. Với lượng mưa thực sự rất dồn dập”, ông Kiệt nói. Về mực nước các sông, theo ông Kiệt, sau khi sông Cái Nha Trang trên mức báo động II là 0,08m (lúc 19 giờ, ngày 18.11) và mực nước sông Dinh Ninh Hòa dưới mức động III là 0,06m lúc 23 giờ, ngày 18/11). Đến nay các sông đã giảm xuống xấp xỉ báo động  I.

Theo BCH  PCTT-TKCN Khánh Hòa, tính đến nay 6 giờ, ngày 19/11 tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận 13 người chết, 4 người mất tích (Phước Đồng); 43 nhà bị sập, hư hỏng, nhiều diện tích hoa màu bị ngập.

Hiện trường 10 ngôi nhà của người dân phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang bị vùi lấp

Về tình tích nước hồ chứa, theo ông Lê Tấn Bản, GĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa cho biết, sau khi kết thúc đợt mưa, các hồ chứa trong tỉnh trung bình đạt 50-70% trung tích thiết kế. Tuy nhiên các hồ phía Bắc hiện mức nước trữ còn thấp, như hồ Đá Bàn (TX Ninh Hòa) chỉ đạt 25% dung tích thiết kế.

Về khắc phục các tuyến đường giao thông sạt lở, theo lãnh đạo Sở GT-VT Khánh Hòa, đến nay cơ bảo đã thông các tuyến đường, tuy nhiên chỉ còn 2 điểm sạt lở tuyến đường Nguyễn Tất Thành (tuyến đi vào sân bay Cam Ranh) hiện đơn vị đang huy động mọi lực lượng và phương tiện khai thông bằng mọi giá, dự 10 giờ sáng nay sẽ thông 1 tuyến đường và sau 10 giờ đếm ngày 19/11 sẽ thông cả tuyến đường.
 

Chủ động ứng phó với cơn bão mới

Theo ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cơn bão số 8 có thời gian tồn tại ngắn nhưng lượng mưa lớn, gây sạt lở, ngập lụt nhất TP Nha Trang gậy thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Các lực lường chức năng đã có sự phối hợp cứu dân kịp thời, di dời dân tại những vùng xung yếu đến nơi an toàn. Qua đánh giá, TP Nha Trang là địa phương bị thiệt hại nặng nhất, nên UBND tỉnh đã chỉ đạo lực lượng bộ đội biên phòng, công an, điều động tìm kiếm người mất tích, hộ trợ người dân trong thời tiết khắc nghiệt trong ngày 18/11.

Một nhà dân bị sập ở thôn Thành Phát, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang

Ông Vinh chỉ đạo, ngay ngày hôm nay và trong những ngày tới, TP Nha Trang tiếp tục huy động lực lượng và phương tiện tìm kiếm người mất tích còn lại, lưu ý trong  công tác cứu hộ, cứu nạn phải đảm bảo an toàn cho các lực lượng cứu hộ, ngành y tế tiếp tục cứu chữa cho người dân bị thương. Chính quyền kịp thời hỗ trợ theo chính sách những gia đinh có người bị chết, bị thương và nhà bị sập đổ. Đối với nhà dân bị sập nhất là TP TP Nha Trang chỉ đạo bố trí chỗ ở cho người dân tại các trường học, nhà người thân và chính quyền cấp cơ sở phải nắm được danh sách cho đến khi người dân có chỗ ở mới. Sở Giao thông Vận tải khẩn trương khắc phục đại lộ Nguyễn Tất Thành, cố gắng tối nay sẽ thông đường, để giải quyết tình trạng ách tắc giao thông.

Lực lượng cứu hộ đưa người dân ra khỏi nhà bị sập

Diễn biến thời tiết từ nay đến cuối tuần rất phức tạp, lãnh đạo địa phương và các lực lượng chức năng khẩn trương kiểm đếm vị trí sạt lở, tổ chức di dời quyết liệt. Nếu chậm trễ sẽ dẫn đến nguy đến tính mạng và tài sản của người dân, do vậy dứt khoát không để người dân ở những nơi xung yếu vì khả năng cơn bão số 9 vào đổ bộ vào Khánh Hòa trong những ngày cuối tuần khả năng tiếp sạt lở rất cao vì nền đất đã yếu sẵn. Bố trị lực lượng 24/24 tại các ngầm tràn, riêng TP Nha Trang lưu ý thêm, có rất nhiều công trình đang xây dựng, phải kiểm tra đảm bảoan toàn. Ngành thủy lợi căn cứ thời tiết, điều tiết nước hợp lý theo quy định, khi xả lũ phải thông báo trước để người dân chủ động. Các địa phương phải triển khai rà soát đầu mối, chỉ đạo phù hợp, sẵn sàng ứng phó. Phối hợp các đội nhịp nhàng, ứng phó mọi tình huống.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm