| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa trúng vụ cá ngừ

Thứ Năm 06/07/2017 , 14:30 (GMT+7)

6 tháng đầu năm 2017, nhờ thời tiết thuận lợi, ngư dân Khánh Hòa vươn khơi đánh bắt cá ngừ đại dương đạt hiệu quả cả về số lượng lẫn chất lượng.

09-39-46_1
Cá ngừ đang có đầu ra thuận lợi

Ông Lữ Thanh Phong, Phó phòng Quản lý khai thác phát triển nguồn lợi (Chi cục Thủy sản Khánh Hòa) cho biết,  hiện toàn tỉnh có 1.312 tàu khai thác xa bờ, trong đó có khoảng 500 tàu khai thác cá ngừ đại dương. Theo thống kê sản lượng khai thác cá ngừ đại dương 6 tháng đầu năm đạt 2.454 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giữa Tổ hợp tác nghề cá Phước Đồng, TP Nha Trang với Cty TNHH Thịnh Hưng đã thúc đẩy ngư dân bám biển khai thác, bảo quản tốt sản phẩm.

Ông Trần Văn Đạt, Tổ trưởng Tổ hợp tác nghề cá Phước Đồng cho biết, qua 6 tháng triển khai, thành viên tổ hợp tác đã thực hiện được 324 chuyến biển, sản lượng khai thác đạt 1,5 tấn/tàu/chuyến. Các tàu đều hài lòng với giá thu mua của Cty theo giá thị trường. Nếu lô cá ngừ có 10% sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, Cty sẽ hỗ trợ thêm 2.000 đồng/kg. Nhờ vậy lợi nhuận trong mỗi chuyến biển của ngư dân được tăng lên. Ban đầu chuỗi liên kết  chỉ có 40 tàu tham gia, đến nay tăng lên hơn 60 tàu.

Ngoài những thuận lợi trên, theo ông Lữ Thanh Phong các chính sách hỗ trợ về khai thác hải sản xa bờ cũng đang giúp nghề khai thác cá ngừ đại dương tăng sản lượng, chất lượng bảo quản, ổn định đầu ra.

Hiện tình hình tiêu thụ xuất khẩu cá ngừ rất thuận lợn và thương hiệu cá ngừ Khánh Hòa được nâng lên. Thị trường chính tiêu thụ cá ngừ của các doanh nghiệp Khánh Hòa là Mỹ, EU và một số nước Trung Đông… Việc tăng sức cạnh tranh thu mua của doanh nghiệp giúp bà con ngư dân cải thiện đời sống.

Ngư dân Trần Xoi, thuyền trưởng tàu KH 96255 TS, hành nghề khai thác cá ngừ đại dương, ở Hòn Rớ, xã Phước Đồng thừa nhận, năm nay giá cá ngừ được thương lái thu mua ổn định hơn mọi năm, dao động trung bình từ 90 - 100 ngàn đồng/kg nên thu nhập có tăng hơn mọi năm.

“Từ đầu năm đến nay tàu của tôi vươn khơi 4 chuyến, trong đó 3 chuyến đánh bắt có lãi, với sản lượng trung bình từ 1,3 - 1,5 tấn, sau khi trừ chi phí lãi hàng chục triệu đồng/chuyến”, ông Xoi chia sẻ.

Theo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, dự kiến năm 2017 sản lượng đánh bắt cá ngừ toàn tỉnh đạt khoảng 4.500 tấn. Thời gian tới, Chi cục sẽ vận động thêm nhiều Cty, bà con ngư dân tham gia vào hệ thống chuỗi, nhân rộng mô hình chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ... Nghiên cứu thêm chính sách hỗ trợ ngư dân mua các loại máy, trang thiết bị bảo quản hiện đại; đào tạo kỹ năng khai thác, sơ chế, bảo quản cá ngừ. Hỗ trợ doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu cá ngừ, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại. Khảo sát ngư trường, khoanh vùng khai thác...

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm