| Hotline: 0983.970.780

Khánh thành dự án thay đổi cuộc sống hàng triệu người Sài Gòn

Chủ Nhật 05/04/2015 , 15:01 (GMT+7)

Công trình cải tạo dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm với số vốn hơn 5.000 tỷ đồng được TP HCM khánh thành và đưa vào sử dụng sáng 5/4, sau hơn 3 năm thi công.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân cho biết đây là một trong những dự án trọng điểm của thành phố nhằm cải tạo môi trường sống cho hàng triệu người dân trong lưu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm.
wb-2584-1428209407.jpg
Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa đánh giá dự án không chỉ là một điển hình xuất sắc cấp quốc tế về công tác nâng cấp đô thị mà còn được thực hiện trong một thời gian ngắn kỷ lục. Ảnh: Hữu Công.

"Xin chân thành cám ơn Ngân hàng thế giới đã tài trợ cho dự án cũng như cám ơn sự hợp tác của các hộ dân bị ảnh hưởng để dự án sớm hoàn thành", người đứng đầu chính quyền thành phố nói và yêu cầu Ban quản lý dự án Nâng cấp đô thị sớm hoàn thành các hạng mục còn lại để dự án phát huy hết hiệu quả. UBND các quận 6, 8, 11, Tân Bình, Tân Phú... được đề nghị tiếp tục vận động, tuyên truyền nhân dân chung tay góp sức giữ gìn tuyến kênh, tuyến đường xanh, sạch, đẹp.

Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - cho biết, Dự án cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm không chỉ là một điển hình xuất sắc cấp quốc tế về công tác nâng cấp đô thị mà còn được thực hiện trong một thời gian ngắn kỷ lục - chỉ bằng một phần ba thời gian thi công dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

cat-bang-3740-1428209407.jpg
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, lãnh đạo TP HCM cùng Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa cắt băng khánh thành công trình. Ảnh: Hữu Công.

"Tiểu dự án nâng cấp đô thị TP HCM đã mang lại lợi ích đến hơn 1,3 triệu người thông qua việc cải thiện điều kiện môi trường và đời sống; giảm tình trạng ngập lụt và đồng thời trở thành tài sản quý báu phục vụ cho tất cả người dân thành phố", bà Victoria Kwakwa đánh giá.

Theo Ban quản lý dự án Nâng cấp đô thị (chủ đầu tư), Kênh Tân Hóa - Lò Gốm với tổng chiều dài gần 9 km (chảy qua 4 quận Tân Bình, Tân Phú, 11 và 6) là một phần mạng lưới đường thủy và kênh thoát nước trong hệ thống kênh rạch của thành phố. Nó có chức năng lưu chuyển nước mưa và nước thải kết nối với kênh Tàu Hủ - Bến Nghé hòa vào dòng chảy sông Sài Gòn và đổ về miền Tây.

Do kênh có vị trí nông - sâu khác nhau và có các nút thắt dòng chảy dày đặc làm thu hẹp diện tích bề mặt chứa nước, gây ngập úng khi có mưa lớn, triều cường lên cao. Bên cạnh đó, dọc theo kênh có hơn 470.000 người và 15.000 doanh nghiệp, cơ sở gia công xả nước ra kênh do chưa có hệ thống thu gom ống dẫn. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước vì thế trầm trọng do chứa một lượng lớn chất thải rắn, thải công nghiệp. 

kenh-4013-1428209407.jpg
Hàng triệu người dân được cho sẽ hưởng lợi từ dự án. Ảnh: Duy Trần.

Công trình cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm (khởi công từ tháng 12/2011) là một trong những dự án thành phần thuộc tiểu dự án nâng cấp đô thị TP HCM có tổng mức đầu tư gần 167 triệu USD (hơn 3.400 tỷ đồng), chưa kể hơn 1.700 tỷ đồng chi phí bồi thường, giải tỏa, tái định cư cho các hộ dân (1.547 hộ) và tổ chức.

Trong quá trình thực hiện, toàn bộ các hạng mục của công trình sử dụng tổng cộng gần 10.000 tấn thép, hơn 750.000 m3 đất đào đắp và hơn 127.000 m3 bêtông. Chỉ riêng giai đoạn thi công đã có 332 cán bộ quản lý và kỹ sư tham gia điều hành, gần 1.000 công nhân làm việc trong khoảng 3 năm để công trình sớm đưa vào khai thác.

Hiện, dự án xây dựng được 2.501 m cống hộp; hơn 7.800 m bờ kè hai bên kênh; 11,5 km đường dọc kênh, 12 cây cầu; hệ thống cống bao, giếng tách dòng nước thải sinh hoạt và nước thải do mưa; hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng...

 

(VnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm