| Hotline: 0983.970.780

Khánh thành nhà máy cà phê hòa tan hiện đại nhất thế giới

Thứ Bảy 07/12/2019 , 10:07 (GMT+7)

Nhà máy có công suất 550 kg/giờ, ước đạt 4.000 tấn cà phê hòa tan/năm, sẽ chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2020.

Lễ cắt băng khánh thành Nhà máy cà phê hòa tan Intimex Bình Dương.

Lễ khánh thành Nhà máy cà phê hòa tan Intimex Bình Dương vừa được tổ chức tại Khu công nghiệp VSIP 2A, tỉnh Bình Dương ngày 6/12.

Nhà máy chế biến cà phê hòa tan Intimex Bình Dương được đầu tư xây dựng trên dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới của Tập đoàn GEA Niro (Đan Mạnh), với công suất 550 kg/giờ, ước đạt 4.000 tấn cà phê hòa tan/năm với giá trị đầu tư 30 triệu USD (600 tỷ đồng).

Đây là nhà máy chế biến nông sản thứ 5 sau 3 nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu và 1 nhà máy chế biến tiêu xuất khẩu tại các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương.

Nhà máy xây dựng trên tổng diện tích 4ha.
Dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới của Tập đoàn GEA Niro (Đan Mạch).

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiểm Tổng giám đốc Tập đoàn Intimex cho biết, nhà máy đi vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị chuyên sâu cho sản phẩm cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời hướng tới xuất khẩu bền vững.

“Dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động chính thức đầu năm 2020 và sẽ tiếp tục  mở rộng đầu tư sau 05 năm, đến năm 2025 sẽ đạt công suất 20.000 tấn/năm với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD và trở thành nhà sản xuất cà phê hòa tan hàng đầu Việt Nam. Để từ đó, đưa ngành cà phê hòa tan Việt Nam phát triển lớn mạnh với thương hiệu nổi tiếng toàn cầu xứng tầm với sự phát triển lớn mạnh của đất nước Việt Nam”, ông Nam chia sẻ.

Năm 2018, Intimex trở thành nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới với trên 500.000 tấn cà phê xuất khẩu với 11 nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu tại tất cả các tỉnh trồng cà phê chính của Việt Nam.

Xem thêm
Thái Lan dự kiến xuất khẩu 1 triệu tấn sầu riêng trong năm 2024

Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn sầu riêng, trị giá khoảng 130 tỷ baht, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm