| Hotline: 0983.970.780

Khánh thành Quốc môn cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh

Thứ Hai 22/04/2019 , 15:09 (GMT+7)

Mới đây, tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai long trọng tổ chức lễ khánh thành Quốc môn cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh.

15-48-40_nh_quoc_mon
Quốc môn cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh

Ông Lê Hoài Trung-Ủy viên Ban chấp hành Trưng ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ngài Dưm Phen-phó tỉnh trưởng tỉnh Rattanakiri Vương quốc Campuchia về tham dự.

Sau hơn 2 năm triển khai xây dựng, đến nay, Quốc môn cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh đã hoàn thành, đi vào hoạt động. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa ở cửa ngõ vào Việt Nam từ nước bạn Campuchia.

Với vị trí nằm gần cột mốc 30, công trình do Công ty cổ phần Đầu tư Thiết kế Xây dựng và Thương mại Phúc An thi công, được thiết kế cách điệu theo biểu tượng nhà rông Tây Nguyên, tổng thể công trình có chiều dài 46m; chiều rộng 18m; chiều cao 33m; móng cọc, kết cấu khung, sàn mái được thi công hoàn toàn bằng bê tông cốt thép, riêng dầm ngang cổng là kết cấu dàn thép ốp tấm bê tông cốt sợi thủy tinh (dàn thép có chiều dài 31,5m; chiều rộng 4,27m; chiều cao 2,7 - 4,1m), toàn bộ dầm ngang và các trụ cổng được hoàn thiện sơn giả đá; bố trí tảng đá tự nhiên khắc chữ, cột cờ xung quanh khu vực Quốc môn; hệ thống cầu thang bộ, thang máy, hệ thống điện, chống sét được đầu tư hoàn chỉnh. 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ ngoại giao khẳng định, công trình Quốc môn cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh hoàn thành đi vào hoạt động góp phần tạo nên hình ảnh hiện đại, khang trang tại khu vực cửa khẩu; kết nối giao thương 2 nước Việt Nam-Campuchia và 2 tỉnh Gia Lai-Rattanakiri có chung đường biên giới; góp phần phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, văn hóa giáo dục và du lịch giữa Việt Nam-Campuchia và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Đây là dự án hết sức quan trọng, phục vụ hoạt động về ngoại giao, phương tiện qua lại tại khu vực cửa khẩu, mang đặc trưng văn hóa Việt Nam, thể hiện tinh thần độc lập dân tộc và là biểu tượng tình hữu nghị, đoàn kết với nước bạn Campuchia. Công trình sẽ là một biểu tượng, là điểm tham quan lý tưởng cho du khách, đón chào bạn bè quốc tế khi đến với vùng biên giới Đức Cơ và Gia Lai. 

15-48-40_nh_buoi_le_khnh_thnh_quoc_mon_cu_khu_quoc_te_le_thnh_3
Lễ khánh thành Quốc môn cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm