| Hotline: 0983.970.780

Khánh thành Trung tâm công nghiệp chế biến hạt giống và nông sản hiện đại bậc nhất

Thứ Bảy 14/12/2019 , 17:31 (GMT+7)

Trung tâm được đầu tư trên diện tích 5ha, với dây chuyền chế biến hiện đại của Nhật Bản. Công suất chế biến hạt giống 30 tấn/giờ, chế biến gạo đóng gói tự động 30 tấn/giờ, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 350 tỷ đồng.

Cắt băng khánh thành. 

Sáng 14/12, tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mưới, Cty CP Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (VINASEED) làm lễ khánh thành Trung tâm công nghiệp chế biến hạt giống và nông sản Đồng Tháp.

Tới dự có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, lãnh đạo Cục Trồng trọt, Cục BVTV, Cục Phát triển Thị trường Nông sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống cây trồng Trung ương, Viện Lúa ĐBSCL, lãnh đạo địa phương, Sở NN-PTNT các tỉnh, thành cùng các thế hệ lãnh đạo, nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cùng các đại biểu tham quan dây chuyền nhà máy. 

Phát biểu tại buổi lễ, bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Vinaseed cho biết: Là đơn vị được thành lập từ năm 1968, DN độc lập trực thuộc Bộ NN-PTNT đến nay Vinaseed đã trở thành Tập đoàn giống cây trồng lớn nhất Việt Nam. Năm 2019, quy mô kinh doanh đạt 85 ngàn tấn hạt giống, tương đương 1 triệu ha gieo trồng. Doanh thu 1.605 tỷ đồng. Trong đó, 80% là sản phẩm KHCN, tương đương 1.200 tỷ đồng, chiếm 20% thị phần cả nước. Vốn chủ sở hữu 1.052 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 30 - 40%/năm.

Từ 2014 -2019, Vinaseed đã thực hiện đầu tư 1.510 tỷ đồng. Trong đó, 300 tỷ đồng đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao KHCN, 1.200 tỷ đồng đầu tư cho công nghiệp hóa ngành giống và mở rộng quy mô kinh doanh Cty.

Đặc biệt đến nay Vinaseed có 4 giống nằm trong Top 10 giống lúa gieo trồng nhiều nhất Việt Nam, trong đó có có 2 giống lúa thơm là RVT và Đài Thơm 8. Riêng Đài Thơm 8, chỉ sau 2 năm công nhận đã chiếm 18% cơ cấu sản xuất lúa phục vụ xuất khẩu của ĐBSCL.

Các đại biểu tham quan Trung tâm công nghiệp chế biến hạt giống và nông sản hiện đại bậc nhất tại ĐBSCL.

Để góp phần Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, HĐQT Vinaseed đã quyết định đầu tư Dự án Trung tâm công nghiệp chế biến hạt giống và chế biến nông sản tại tỉnh Đồng Tháp. Dự án trở thành trung tâm công nghiệp chế biến hạt giống và chế biến nông sản theo công nghệ 4.0 lớn tại vùng ĐBSCL với hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại, đồng bộ và tự động hóa bằng 100% công nghệ Nhật Bản. Giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư gần 350 tỷ đồng, công suất chế biến bảo quản 100.000 tấn gạo/năm và 50.000 tấn giống/năm. Các sản phẩm lúa gạo được thực hiện bằng dây chuyền hiện đại, giữ nguyên hương vị tự nhiên sau quá trình chế biến, đáp ứng các quy trình kiểm định khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế, an toàn với con người.

Vinaseed luôn cam kết thực hiện hài hòa 3 mục tiêu: duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, nỗ lực đem hết khả năng, nguồn lực nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ KHKT mới nhất, các dòng sản phẩm tốt nhất đến mọi miền đất nước.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu, đánh giá cao Vinaseed đầu tư dây chuyền chế biến hạt giống và nông sản tại ĐBSCL.

Để quản lý và vận hành nhà máy đi vào hoạt động, Vinaseed đã chính thức thành lập Cty TNHH lúa gạo Việt Nam (Vinarice) với 3 mục tiêu chính: Nghiên cứu chọn tạo, SX kinh doanh giống cây trồng phục vụ vùng xuất khẩu lúa gạo lớn nhất cả nước tại 13 tỉnh ĐBSCL. Tập trung vào các dòng sản phẩm có khả năng chống chịu tốt với biến đổi khí hậu và sâu bệnh, tiếp cận xu thế của thế giới về chuẩn sản phẩm an toàn và chất lượng. Nâng cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống lúa xác nhận lên 75% và nâng cao thu nhập của bà con nông dân tăng 30%.

Để có một Vinaseed thành công như ngày hôm nay đó là nhờ vào niềm tin và ủng hộ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương, các nhà cung cấp, nhà thầu, quý khách hàng. Đặc biệt là sự tin tưởng và tạo mọi điều kiện từ phía Tập đoàn PAN.

Bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Vinaseed.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết: Đồng Tháp là tỉnh thứ 3 về sản xuất lúa tại ĐBSCL, bình quân mỗi năm cho ra sản lượng 3,5 triệu tấn. Việc khánh thành Trung tâm công nghiệp chế biến hạt giống và nông sản Đồng Tháp có quy mô lớn và hiện đại nhất vùng ĐBSCL có ý nghĩa rất lớn đối với tỉnh và khu vực. Đây là niềm vui của bà con vùng đất Sen Hồng, từ đó góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con nông dân, tiến đến chấm dứt dùng lúa thịt làm lúa giống, góp phần nâng cao chất lượng lúa gạo Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: ĐBSCL là trung tâm sản xuất và xuất khẩu nông sản chủ lực, đặc biệt là lúa gạo, trái cây và thủy sản. Riêng lúa gạo, hàng năm ĐBSCL sản xuất 25 triệu tấn lúa, chiếm tới 60% sản lượng và trên 90% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong những năm qua, mặc dù ngành hàng lúa gạo trong vùng đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy vậy, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế đang ảnh hưởng tới hiệu quả, tính bền vững và khả năng cạnh tranh của ngành hàng quan trọng này. Đặc biệt là chất lượng, phẩm cấp hạt giống và chất lượng gạo hàng hóa. Để khắc phục khó khăn, hạn chế trên, ngoài sự nỗ lực của các địa phương và bà con nông dân, đòi hỏi phải có sự vào cuộc nhiều hơn nữa của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp giàu tiềm lực, có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực này, như Vinaseed.

Trung tâm đi vào hoạt động sẽ góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị lúa gạo ứng dụng công nghệ 4.0 từ giống đến tổ chức sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Làm cơ sở hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất chuyên canh quy mô lớn gắn với chế biến, bảo quản giống và sản xuất, kinh doanh lúa gạo có thương hiệu phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước. Đặc biệt, góp phần thực hiện Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

Lãnh đạo Vinaseed trao học bổng cho học sinh nghèo tại Đồng Tháp.

Nhân dịp thành lập Trung tâm và đưa nhà máy chính thức đi vào hoạt động, Vinaseed đã trao 50 suất học “Ươm mầm tài năng" cho học sinh nghèo hiếu học tại tỉnh Đồng Tháp. Mỗi suất trị giá 5 triệu đồng/em/năm cho đến khi các em học hết phổ thông trung học.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm