Các đại biểu cắt băng khánh thành văn phòng làm việc Điện lực Trường Sa. |
Điện lực Trường Sa đóng tại thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, có nhiệm vụ lắp đặt mới hệ thống lưới điện, vận hành, bảo trì thiết bị điện mặt trời, điện gió và máy phát điện tại chỗ, phục vụ khách hàng trên các đảo…
Công nhân Điện lực Trường Sa tại thị trấn Trường Sa. |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tài Anh, Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhấn mạnh: “Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự hiện diện chính thức của ngành điện trên hệ thống các đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm phục vụ trực tiếp các khách hàng sử dụng điện trên các đảo, giúp cho cán bộ chiến sỹ, người dân trên đảo yên tâm công tác, bám đảo, đặc biệt là cung cấp dịch vụ hậu cần cho ngư dân vươn khơi đánh bắt, góp phần giữ yên biên cương tổ quốc ngoài biển khơi”.
Các đại biểu kiểm tra hệ thống điện mặt trời trên đảo thuộc quần đảo Trường Sa. |
Theo ông Nguyễn Tài Anh, sứ mệnh của Tập đoàn là “Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của khách hàng với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn”. Bên cạnh công tác sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung ứng đầy đủ điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội, sinh hoạt của người dân, EVN luôn xác định việc cung cấp điện cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Những năm gần đây, hàng chục nghìn tỷ đồng đã được các đơn vị của EVN kết hợp cùng nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư cấp điện cho các hộ dân chưa có điện tại vùng sâu, vùng sa, vùng lõm và các hải đảo xa xôi.
Đại biểu trồng cây lưu niệm trước văn phòng làm viêc Điện lực Trường Sa. |
Hiện EVN đang bán điện trực tiếp tới hơn 27 triệu khách hàng trên cả nước, với 100% xã phường, thị trấn có điện, đạt 99,37% số hộ có điện, trong đó tỷ lệ số hộ dân nông thôn có điện đạt 99,05%. Có 11/12 huyện đảo của cả nước (trừ huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) đã được EVN bán điện trực tiếp qua nguồn điện lưới quốc gia hoặc các nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ như điện mặt trời, điện gió…