| Hotline: 0983.970.780

"Khát" giống tái đàn sau dịch

Thứ Năm 30/09/2010 , 10:33 (GMT+7)

Dự báo của ngành chăn nuôi, do ảnh hưởng dịch tai xanh nên thời gian tới, khả năng sẽ thiếu con giống cũng như heo thịt.

* Người chăn nuôi đói vốn

Dự báo của ngành chăn nuôi, do ảnh hưởng dịch tai xanh nên thời gian tới, khả năng sẽ thiếu con giống cũng như heo thịt. Do đó, việc hỗ trợ vốn và con giống để phát triển chăn nuôi sau dịch là rất cần kíp.

Trang trại heo giống của anh Đỗ Văn Ngon (ấp Hưng Trung, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, An Giang) nuôi 53 con nái sinh sản và đã thực hiện tiêm ngừa bệnh và khâu chăm sóc, ngăn ngừa lây lan dịch rất cẩn thận nên đàn heo vẫn an toàn, trong khi dịch tai xanh đang bùng phát tại địa phương. Anh Ngon cho biết: Khâu vệ sinh chuồng trại hằng ngày rất kỹ, sử dụng bơm nén để làm sạch thức ăn thừa, phân và nước thải trong chuồng. Định kỳ ba ngày, phun thuốc sát trùng tiêu độc và “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để cách ly mầm bệnh lây lan từ bên ngoài.

Nguồn thức ăn cho heo, anh chọn đại lý cung cấp an toàn nhất. Khách đến mua heo, chỉ xem qua hệ thống camera chứ không được vào trang trại. Do khâu chăm sóc khá tốt nên đàn heo giống của anh Ngon được nhiều người chăn nuôi ở vùng Tứ giác Long Xuyên chọn mua làm con giống. Anh vừa xuất chuồng 40 con (cỡ 20-22kg/con) giá bán 55.000 đồng/kg. Ngoài đàn nái giống, trên 170 con heo con (cỡ 13-14kg/con) và 30 con heo tơ (30-40kg/con) đang phát triển khỏe mạnh. Anh Ngon nói: Giá heo hơi trên thị trường đã tăng lên 3,5 triệu đồng/tạ, khiến giá con giống đang sốt.

Tuy nhiên, không phải trang trại heo giống nào cũng giữ đàn được như anh Ngoan. Theo thống kê của Chi cục Thú y An Giang, dịch tai xanh đã lan rộng ra gần 1/3 địa bàn tỉnh. Qua khảo sát những vùng đã xảy ra dịch, đối tượng mắc bệnh cao là heo nái và heo con. Các chuồng trại có heo bệnh, từ 80-90% heo con dưới 15kg đã chết và 90% heo nái bị sẩy thai ở giai đoạn cuối (đẻ non). Những con nái còn lại dù được chữa khỏi nhưng khi đẻ ra, con chết khô trong bụng hoặc chết sau khi sinh vài ngày.

Trang trại heo giống của anh Nguyễn Đình Chí (ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) nuôi 42 con nái sinh sản, anh bộc bạch: Đợt dịch cuối tháng 7 vừa qua, dù đã cố gắng chữa trị những vẫn hao 7 con nái và số còn lại đều bị sẩy thai. Tương tự, trang trạng heo của anh Nguyễn Văn Phương (ấp Mỹ An 2) cũng bị thiệt hại 11/21 con nái giống và số còn lại đã sinh non, heo con đang bú mẹ cũng chết cả đàn. Bà Nguyễn Thị Phí (ấp Mỹ An 2) cho biết: Đã tiêm phòng vacxin đầy đủ nhưng chỉ giữ được heo mẹ, còn toàn bộ heo con đều dính dịch và chết sạch. Bà Phan Thị Ngò (ấp Tây Bình, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn) cho biết: Đã cố gắng nhưng vẫn không giữ được đàn, thiệt hại 9 con nái, 35 heo thịt và bầy heo lứa 12 con.

Kỹ sư Nguyễn Đình Hòa, Trưởng trạm Thú y huyện Thoại Sơn cho biết: Toàn huyện có trên 300 con heo mắc bệnh, số heo chết do dịch là 138 con và đã thực hiện tiêu hủy 60 con của 16 hộ dân. Theo anh Hòa, việc tái phát triển đàn sau dịch tai xanh rất khó. Bởi hầu hết những đàn nái sinh sản đã dính dịch thì không thể cho sinh sản tiếp, mà phải thay hoàn toàn con giống bố mẹ, trong khi nguồn cung ứng con giống sạch bệnh trên thị trường đang khan hiếm.

Còn việc chờ phục hồi con giống (nái đã bị sẩy thai do nhiễm bệnh tai xanh) phải mất thời gian dài. Ít nhất từ ba tháng mới đào thải hết virus trong cơ thể heo đã nhiễm bệnh. Chu kỳ mang thai đến 3 tháng 25 ngày và heo con sau 45 ngày mới tách mẹ để nuôi thịt. Như vậy, tính từ thời điểm này đến giữa năm sau, người chăn nuôi mới tự cung, tự cấp con giống và đến cuối năm mới có heo thịt xuất chuồng. Do đó, việc xảy ra thiếu nguồn cung ứng con giống để phát triển chăn nuôi và heo thịt khó tránh khỏi trong thời gian tới.

 Anh Nguyễn Văn Bịch, Phó Ban tự quản ấp Mỹ Hiệp, xã Mỹ Hòa Hưng cho biết: Khoảng 30% số hộ dân trong ấp sống nhờ nghề chăn nuôi heo và đều bị ảnh hưởng dịch. Nhà anh cũng bị thiệt hại 3 con nái, 12 con heo lứa và 13 con heo thịt (70-80kg/con). Anh Bịch nói: Người dân Mỹ Hòa Hưng rất cần vay vốn và mua con giống sạch bệnh để tái phát triển đàn, ổn định kinh tế gia đình.

Về chính sách, bà Phạm Thị Hòa, PGĐ Sở NN- PTNT An Giang cho biết: Sở đã có tờ trình UBND tỉnh đề nghị các ngân hàng cho khoanh nợ và không thu lãi phát sinh đối với những hộ chăn nuôi vay vốn ngân hàng có heo bị nhiễm dịch đã tiêu hủy hoặc bệnh chết. Người chăn nuôi bị thiệt hại nếu có nhu cầu tái phát triển đàn hoặc chuyển đổi ngành nghề, đề nghị Ngân hàng có chính sách giúp đỡ. Bà Hòa nhấn mạnh: Họ đang gặp khó khăn về kinh tế, như trả vốn vay, đóng lãi và tái sản xuất.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Cục đang kiến nghị Bộthực hiện chính sách hỗ trợ mua con giống bố mẹ lần đầu là 300.000 đồng/con đối với những hộ có heo bị tiêu hủy do dịch tai xanh. Riêng những đàn giống thuộc chương trình giống quốc gia sẽ được xem xét hỗ trợ theo chính sách. Đề nghị Bộ cấp miễn phí tinh heo và 3 loại vacxin tiêm phòng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm