| Hotline: 0983.970.780

Khát giữa núi đồi

Thứ Ba 12/08/2014 , 08:54 (GMT+7)

Đã chục năm nay, người dân xã Hương Bình (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) phải đối mặt với bệnh tật khi sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn do hệ thống nước tự chảy hư hỏng.

Xuống cấp

Hương Bình là vùng gò đồi, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào SX nông lâm nghiệp. Tình trạng thiếu nước sạch nhiều năm đã khiến họ chấp nhận sống chung với bệnh tật, bởi hộ ở đầu nguồn suối khi SX bơm thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, xử lý mủ tươi cao su... thì các hộ ở cuối nguồn sử dụng chính nguồn nước đó.

Anh Trần Xuân Thu, phụ trách trạm bơm nước tự chảy của xã Hương Bình chia sẻ: “Toàn xã có 715 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu, trong đó, hệ thống nước tự chảy, cung cấp cho khoảng 40% hộ dân.

Số còn lại là sử dụng nước giếng, nước ngầm. Hệ thống nước tự chảy xây dựng cách đây hơn 20 năm, giờ đã xuống cấp, hư hỏng, chức năng lắng lọc dường như không có. Trước đây có 2 máy bơm, đã hỏng 1 máy, ở những vùng xa trạm bơm thì nước không tới được".

Có mặt tại trạm bơm hệ thống nước tự chảy, theo ghi nhận của chúng tôi từ bể lắng lọc, bể chứa, đường ống đều hoen gỉ, xuống cấp đã mấy năm nay nhưng không được sửa chữa.

Anh Nguyễn Thiện Quang (thôn Hương Quang) cho biết: “Bà con ở đây mấy chục năm đều dùng nguồn nước tự chảy. Mấy năm nay nguồn nước này không có do hệ thống bơm, ống hư hỏng, họ phải đi múc từ khe suối lên sinh hoạt, tắm giặt, còn nước uống thì múc từ giếng. Dùng nguồn nước này lâu ngày bà con rất lo sợ bị nhiễm bệnh”.

Thôn Hương Quang là một trong những vùng xa trạm bơm nên mỗi khi điện cúp, bơm 4 - 5 ngày nước mới chảy tới được, nhưng cũng chỉ nhỏ giọt mà thôi. Do đặc điểm địa hình nên các giếng nước dù đào sâu vẫn không có nước.

Như hộ gia đình anh Quang đã đào tới cái giếng thứ 4 nhưng vẫn khô nước, cả nhà phải dùng nước từ khe suối. “Khoan giếng mỗi cái phải mất 7 - 8 triệu đồng, chưa chắc đã có nước. Trong khi uống nước từ khe Điêng, chảy về khe Mụ Thu thì ở trên họ bơm đủ thứ thuốc cho cây cao su. Vừa uống vừa lo ngay ngáy, chỉ sợ lũ nhỏ bị bệnh tật. Không uống nước này thì chẳng biết dùng nước từ đâu nữa”, bà Nguyễn Thị Truồi, một người dân ở đây lo lắng.

“Hương Bình là xã điểm NTM của tỉnh và phải hoàn thành trong năm 2015. Tuy nhiên, đến nay địa phương vẫn còn 5 tiêu chí chưa đạt, trong đó khó khăn nhất là tiêu chí về môi trường (nước). Việc thiếu kinh phí xây dựng, nâng cấp hệ thống nước sạch cho bà con đang là rào cản lớn”, ông Nguyễn Chánh Thắng.

Ông Nguyễn Chánh Thắng, Chủ tịch UBND xã Hương Bình cho biết: “Thực trạng thiếu nước sạch của bà con nơi đây rất bức thiết. Hầu hết 7 thôn trên địa bàn xã đều không có nước sạch để dùng, “khát” nghiêm trọng nhất là các thôn Bình Dương, Bình Toàn, Hương Quang, Hương Lộc do nằm xa trạm bơm”.

Ông Thắng thừa nhận, Hương Bình là vùng phát quang trong chiến tranh chống Mỹ, chất độc hóa học thải xuống khá nhiều. Ở đầu nguồn trồng nhiều cây cao su nên tình trạng bà con sử dụng các hóa chất khá phổ biến, chắc chắn ảnh hưởng đến nguồn nước.

Dù đến nay, chưa có cuộc nghiên cứu để đánh giá chất lượng nước từ các cơ quan chuyên môn nhưng rõ ràng, về lâu dài bà con sử dụng nguồn nước này là không ổn.

Đề nghị tiếp quản

Cũng theo ông Thắng, xã đã nhiều lần kiến nghị các cấp và đưa ra các phương án như đấu nối hệ thống nước của xã vào hệ thống ống của xã Bình Điền; làm đập dâng, xây dựng hệ thống nước tự chảy ở khe Núi Gió (thôn Hương Sơ), dẫn đường ống về.

 Tuy nhiên, cả hai phương án này nếu đầu tư đều “ngốn” một khoản kinh phí lớn (khoảng 4 - 5 tỷ đồng), vượt khỏi khả năng tài chính của địa phương.

Hiện chính quyền đã đề nghị phía Cty TNHH MTV Xây dựng và cấp nước TT- Huế tiếp quản công trình nước sạch và đồng ý phương án nâng cấp công trình nước tự chảy vốn có và giao cho Cty quản lý.

Theo đó, xã phối hợp với phía đơn vị khảo sát, lập dự toán và đang có tờ trình gửi các cấp để xin kinh phí xây dựng. Trước nguy cơ tiềm ẩn từ nguồn nước mất vệ sinh, xã đã đề xuất với Phòng TN-MT thị xã Hương Trà kết hợp cùng các cơ quan chuyên môn lấy mẫu nước xét nghiệm nhằm có những đánh giá chất lượng nước từ khe Điêng. Nước sinh hoạt của các trường mầm non trên địa bàn đều lấy từ khe suối, nước giếng nên nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ nhỏ rất cao…

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm