| Hotline: 0983.970.780

"Khát nước" ở mỏ sắt Thạch Khê

Thứ Ba 19/08/2014 , 08:19 (GMT+7)

Khu tái định cư mãi không xuất hiện chỉ thấy cát trắng, bụi bay mù mịt, đất đai khô cằn, hoa màu chết khô...

Hàng nghìn người dân ở 6 xã bãi ngang của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang rất khát nước sạch.

Dự án mỏ sắt Thạch Khê được quy hoạch trên tổng diện tích gần 4.000ha, thuộc 6 xã của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) với gần 4.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Đây được xem là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á với trữ lượng khoảng hơn 540 triệu tấn, chiếm một nửa trữ lượng quặng sắt của cả nước. 

Tháng 9/2009, Dự án mỏ sắt Thạch Khê (do Công ty CP Sắt Thạch Khê - TIC làm chủ đầu tư) bắt đầu triển khai, với kỳ vọng, trong tương lai gần sẽ đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh thuần nông thành một trong những trung tâm công nghiệp nặng, khai thác luyện thép lớn nhất nước, từ đó tạo “bệ phóng” đưa nền kinh tế Hà Tĩnh cất cánh.

Tuy nhiên niềm vui ngắn chẳng tày gang, mới đi vào hoạt động được một thời gian ngắn, cuối năm 2010, mỏ sắt Thạch Khê ngưng hoạt động từ đó cho đến nay đã hơn 4 năm...

Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Bàn, ông Nguyễn Văn Hải cho biết: “Trước đây, khi chưa khai thác mỏ sắt Thạch Khê, bà con còn đào, khoan được giếng để lấy nước sinh hoạt. Thế nhưng, từ năm 2012, khi mỏ sắt Thạch Khê đi vào hoạt động là nguyên nhân làm cho nước phèn, ô nhiễm.

Không những thế, thôn Tân Bằng và Tiền Phong còn bị ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động khai thác đá tại mỏ đá Thạch Hải. Mỗi lần nổ mìn, lượng đất đá cùng lượng thuốc nổ đốt không hết lưu lại, tới lúc mưa, hỗn hợp đó theo dòng nước trôi về. Khi nguồn nước bẩn bủa vây tứ phía, người dân 4 xóm vùng ngoài đành ngậm ngùi “nhờ trời”, hoặc qua các xã khác chở nước về dùng”.

Về lâu dài, người dân các xã bãi ngang cần sự đầu tư từ cấp trên, nhằm xây dựng nhà máy nước sạch mới giải được cơn khát ngày càng gia tăng.

Bà Nguyễn Thị Hoa (xóm Bắc Sơn, Thạch Bàn) cho biết: “Mưa còn nhờ trời chứ nắng nóng kéo dài, không biết lấy nước mô mà dùng, trong xóm thì nước nhà ai cũng giống nhau.

Đánh đường 3- 4 cây số sang các xã bên chở được ít nước sạch về dùng thì cả nhà đều nhìn vào đó”.

Không chỉ Thạch Bàn mà các xã còn lại của vùng bãi ngang gồm: Thạch Đỉnh, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Hải và Thạch Trị, bước chân đến đâu cũng thấy cát trắng, bụi bay mù mịt, đất đai khô cằn.

08-52-56_img_0928
Nước xả từ giếng ra vàng khè

Anh Lê Văn Chung (xóm 8, Thạch Đỉnh) kể: "Nguồn nước ô nhiễm, mọi vật dụng trong nhà đều bị đổi màu từ thau, xoong, bát, cốc chén… Thậm chí khăn lau mặt, quần áo đều hoen ố vì nước giếng. Không riêng gì nhà tui mà cả xóm này đều thế, nhà may mắn thì lọc được, có nhà nước đục vàng, đóng váng không thể lọc, vẫn phải dùng ăn uống. Mưa nhiều may ra còn đủ nước dùng, nắng hạn mới khổ”, vừa nói anh vừa chỉ tay vào chậu nước vàng quánh mới xả ra.

“Thiếu nước sinh hoạt không chỉ ảnh hưởng đến đời sống dân sinh mà còn là nguyên nhân gieo rắc nhiều mầm bệnh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân vùng bãi ngang. Các bệnh về da, mắt và đường tiêu hóa cũng vì thế mà có chiều hướng tăng cao”, ông Phạm Công Tùng - Trưởng trạm Y tế xã Thạch Bàn cho biết thêm.

Hiện tại dự án mỏ sắt Thạch Khê đang tạm thời đóng “băng”, chờ hoàn thiện hồ sơ để tiếp tục kêu gọi đầu tư vào khai thác. Vì thế các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh cần phải có biện pháp tích cực hoàn thiện cơ sở hạ tầng sau tái định cư. Trước mắt để có nước sạch cho bà con sử dụng cần sửa chữa, nâng cấp các bể chứa nước tập trung.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm