| Hotline: 0983.970.780

"Khát" nước sạch mùa khô

Thứ Hai 02/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Nhiều năm qua, hàng trăm người dân ở Hang Bom, thôn 2, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) luôn chịu cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt mỗi khi mùa khô đến.

Nắng hạn kéo dài hơn một tháng qua, những bể chứa nước trời mùa mưa giờ đã cạn kiệt. Việc tắm giặt và nấu ăn, sinh hoạt của gần 130 hộ dân, hơn 800 nhân khẩu nơi đây đang phải chia nhau nguồn nước ít ỏi chảy ra từ khe núi Hang Bom.

Ông K’Téo, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Bắc đưa chúng tôi đến thôn 2, trên con đường đất đỏ bụi mù, cho biết: “Ở thôn 2 này có 100% số hộ là đồng bào DTTS người Mạ sinh sống, do địa hình đồi núi cao nên bà con sống chủ yếu nhờ nước trời là chính. Hằng năm mỗi khi vào mùa khô họ vô cùng khổ sở trong việc chống chọi với nước sinh hoạt. Đặc biệt, năm ngoái nhuận hai tháng 9 nên bà con đã vất vả lại càng vất vả hơn”.

Là người dân bản địa, cựu chiến binh K’Đoan cho hay, từ lúc sinh ra cho đến nay, gia đình ông đều dùng nước từ khe núi đó. “Mùa mưa thì gia đình dùng chum, lu để hứng nước mưa dùng dần, mùa khô thì vất vả lắm. Có những năm hạn nặng, nước trong khe núi Hang Bom không đủ cho dân dùng nên họ phải đi xuống tận thôn 1 để xin nước, chở từng can, thùng ít ỏi về sử dụng tiết kiệm…”, ông K’Đoan nói.

Cách nhà ông K’Đoan một quả đồi, chị Ka Nhơn dùng 2 can nhựa khoảng 40 lít (mỗi can 20 lít) đến khe lấy nước. Chị cho biết: “2 năm trước vì thiếu nước sinh hoạt thường xuyên nên gia đình đã tích cóp được 25 triệu đồng thuê người về khoan giếng, nhưng khoan sâu mấy chục mét vẫn chưa tìm thấy nước, vừa mất tiền vừa mất công, cuối cùng đành dùng nước khe Hang Bom này.

Về chính quyền xã, ông K’Tư, Chủ tịch UBND xã Lộc Bắc, cho biết: “Hang Bom có 124 hộ dân với gần 800 nhân khẩu, ai ai cũng sử dụng nước sinh hoạt từ khe núi này. Việc bà con nơi đây khát nước mỗi mùa khô đã diễn ra từ rất lâu rồi, địa phương cũng đã nhiều lần họp, người dân và lãnh đạo xã Lộc Bắc đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị lên các đơn vị chức năng nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được”.

Tuy nhiên, gần đây lượng nước khe Hang Bom ngày càng ít dần, chị em phải tranh thủ đi lấy nước từ sáng sớm, nếu không đến trưa là nước cạn và rất đục, phải chờ đến chập tối mới có nước rỉ ra. Thậm chí mỗi khi trong làng có lễ tiệc, cưới hỏi thì nước khe Hang Bom cạn cạn trơ đáy”.

Thấy chúng tôi có vẻ thắc mắc về độ an toàn của nguồn nước này, chị Ka Nhơn phân trần: "Biết là nước trong núi chảy ra không đảm bảo vệ sinh nhưng cũng phải múc đưa về ăn, uống chứ biết làm sao? Từ xưa đến giờ đồng bào nơi đây vẫn dùng mà, có điều rất lo là vài hôm nữa nước Hang Bom cũng hết thì không biết đi lấy nước ở đâu về sử dụng”.

Được biết, cuối năm 2012 đầu năm 2013, tại Hang Bom, thôn 2, Lộc Bắc, Công ty Quản lý khai thác công trình công cộng huyện Bảo Lâm đã đầu tư 500 triệu đồng để xây dựng hệ thống nước sinh hoạt tập trung vùng đồng bào DTTS bằng một cái giếng khoan sâu hơn 200m, nhưng vẫn bỏ ngỏ vì không có nước.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trịnh Văn Thảo, Trưởng phòng Dân tộc huyện Bảo Lâm, nói: “Giếng khoan ở Hang Bom là một trong những công trình nước sạch tập trung vùng đồng bào DTTS trên địa bàn toàn huyện Bảo Lâm, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì bị hụt nước.

Huyện Bảo Lâm đã yêu cầu chủ đầu tư mời đơn vị thi công khắc phục là xây bể để sử dụng nước khe Hang Bom bơm trực nước lên bồn chứa. Tuy nhiên, do nắng hạn kéo dài mực nước khe Hang Bom đã cạn không đủ nước cho bà con dùng. Chúng tôi đang tích cực phối hợp cùng các ban ngành liên quan để tìm phương án khắc phục giúp người dân sớm có nước sạch sinh hoạt”.

Theo thống kê của UBND huyện Bảo Lâm, trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014, toàn huyện Bảo Lâm đầu tư xây dựng 38 công trình nước sinh hoạt tập trung cho vùng đồng bào DTTS; trong đó, có 36 hệ thống giếng khoan và 2 hệ thống nước tự chảy.

Tổng số vốn đầu tư cho các công trình này là gần 18 tỷ đồng, phục vụ nhu cầu sử dụng nước cho gần 1.500 hộ dân.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm