| Hotline: 0983.970.780

Khát vọng của người Khơ Mú trong lễ hội cầu mùa

Thứ Hai 26/02/2018 , 14:30 (GMT+7)

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, người Khơ Mú bị phân biệt đối xử, gọi là "Xá toong đương", làm tôi tớ cho các nhà quan Tạo dưới cánh đồng Mường Lò.

13-43-18_1
Lễ cầu mùa xã Nghĩa Sơn

Cuộc sống gian khó của họ nơi núi cao đã sản sinh ra những điệu múa, lời ca chứa đựng những khát vọng trong Lễ hội cầu mùa mỗi dịp Tết đến xuân về…
 

Canh ma cà rồng

Người Khơ Mú sống đông nhất tại xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, dân số 1.653 người, quần cư ở 6 bản nằm chênh vênh trên ngọn nguồn dòng Nậm Tộc. Chuyện xưa kể, hơn hai trăm năm trước, người Khơ Mú là tộc người thiểu số cư trú ở phía nam Trung Quốc, những cuộc chiến tranh sắc tộc kéo dài, người Khơ Mú và một số dân tộc ít người khác bị đánh đuổi dạt xuống vùng núi phía bắc Việt Nam.

Tới đâu họ dựng nhà ở đấy, mái lợp bằng lá chuối. Khi lá lợp nhà vàng ủng, họ lại bồng bế nhau đi tìm vùng đất mới. Bởi thế, người Khơ Mú còn có tên gọi là Xá, hay “ Xá toong đương”, nghĩa là Xá lá vàng. Họ men theo dãy Hoàng Liên vượt Khau Phạ đến Nghĩa Sơn. Do tập quán canh tác làm nương rẫy nên có câu “Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo nước ”. Nghĩa là cuộc sống của người Xá gắn với nương rẫy, người Thái gắn với ruộng nước. Bởi thế, người Khơ Mú chọn những khu rừng và sườn núi dốc để sinh sống.

13-43-18_11
Người dân tham gia Lễ cầu mùa

Người Khơ Mú dạt tới mảnh đất này khi ấy chỉ khoảng 300 người. Bọn lang Tạo gọi họ là “Xá cẩu” - dân tộc mạt hạng, bị đối xử như súc vật. Họ vất vưởng làm thuê nay cho dân tộc này mai lại cho dân tộc khác để kiếm miếng ăn. Bọn lang Tạo khi nhà có người chết, chúng bắt người Khơ Mú canh ma cà rồng dưới quan tài bảy ngày bảy đêm. Nước từ trong quan tài rỉ ra chảy xuống đầu, xuống lưng người ngồi canh phía dưới. Sau khi chôn, họ còn phải thay nhau canh nấm mộ không cho ma cà rồng bới xác.
 

Khát vọng

Ông Vì Văn Sang, 74 tuổi, trước đây làm chủ tịch rồi bí thư Đảng bộ xã Nghĩa Sơn, cho biết: "Lễ hội cầu mùa của người Khơ Mú tiếng địa phương gọi là pa sưm và lễ rước Mẹ lúa- Grơ mạ ngọ, đây là lễ hội quan trọng nhất của người Khơ Mú được tổ chức vào những ngày đầu năm mới, trước khi bước vào mùa nương rẫy".

Nơi tổ chức lễ là mảnh đất khá bằng phẳng ở đầu bản, dưới một gốc cây to. Trên đó, họ dựng hai căn lán nhỏ đựng thóc lúa và để cúng thần linh. Bên cạnh là cây nêu còn nguyên cành lá cùng những sản vật của nhà nông: Cum lúa, bắp ngô, măng vầu…Cày, bừa, cuốc, xẻng, dao phát…dán giấy điều và hình nộm trâu, bò, rồng, thuồng luồng, mõ trâu, hình nộm người canh nương…

Lễ hội cầu mùa có 5 phần: Lễ cúng thần lúa, thần màu và cây khoai sọ; Lễ chọc lỗ tra hạt; Lễ Cầu mưa; Lễ rước Mẹ lúa; Lễ đón xuân mới.

Mâm cúng gồm một chiếc thủ lợn, cơm xôi, gạo, trứng, muối, rượu, bạc trắng…được bày trên chiếc sạp làm bằng tre vàu đặt trước sân.

Thầy cúng Mè Văn Dọn làm lễ, lời cúng được diễn đạt như sau: Năm qua người Khơ Mú Nghĩa Sơn được tổ tiên, trời đất và các thần linh phù hộ cho mọi người ai cũng mạnh khỏe, lúa tốt, trâu bò, lợn gà đầy chuồng. Hôm nay dân bản làm một mâm cỗ đầy mời tất cả thần ở trên trời, dưới đất đến thưởng thức lễ vật, mong các thần phù hộ cho ai ai cũng mạnh khỏe, chân cứng đá mềm, dẫm cỏ cỏ nát, dẫm đá đá nứt, sức khỏe như hổ báo, đất trời mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

13-43-18_2
Thầy cúng Mè Văn Dọn làm lễ cúng trời đất, thần linh và tổ tiên người Khơ Mú

Sau khi thầy cúng Dọn làm lễ, ông thổi pi tót (sáo hai lỗ) báo cho mọi người biết việc cúng tế đã xong, bắt đầu nổi trống chiêng là lễ rước Mẹ lúa, hồn lúa. Những thanh niên khỏe mạnh nhất trong bản được phân công khiêng sọt lúa tượng trưng cho hồn lúa - con ngọ, sọt khoai sọ tượng trưng cho ma lúa - hôi ngọ, sọt cây lau, cây chè vè.

Khát vọng của người Khơ Mú mong cây lúa to bằng cây lau, lá lúa dài và mượt như lá chè vè. Dẫn đầu đoàn rước Mẹ lúa là ông thầy cúng vừa đi vừa hò hét xua đuổi ma tà. Phía sau đoàn là các cụ già, thanh niên, trẻ em. Sau cùng là những người hóa trang mang hình nộm cầm cung nỏ để xua đuổi thú rừng, chim chóc phá hoại mùa màng.

13-43-18_3
Rước Thần lúa

Lễ chọc lỗ tra hạt tổ chức bên căn lán dựng trên nương. Khi nương rẫy đã được đốt dọn sạch cỏ, trước khi chọc lỗ tra hạt, chủ nhà đốt một búi giẻ rách cho khói um lên rồi đi quanh căn lán xua đuổi ma xúi, ma ăn bám thóc lúa. Chủ nhà chọc 3 lỗ động thổ, tra những hạt thóc đầu tiên với lời khấn: Lúa nhà ta năm nay mọc đều, khóm to bông dài, hạt mẩy, chim chuột không được đến phá…Khấn xong, những người đàn ông khỏe mạnh cầm cây gậy bằng bắp tay, dài chừng hai mét, chọc lỗ để những phụ nữ đi sau tra hạt lúa. Trên đầu nương, họ đánh chiêng, thanh la mời gọi thần núi, thần rừng, thần lúa về dự lễ.

Ông Vì Văn Sang cho hay: "Lễ chọc lỗ tra hạt, gia chủ cũng làm mâm cơm cúng thần linh, nhà nào giàu có thì mổ lợn để sau lễ mời mọi người cùng ăn uống, mong mùa màng bội thu".

13-43-18_4
Đoàn người tham gia rước Thần lúa

Lễ cầu mưa có các vật phẩm như cây chuối hoa đỏ tượng trưng mào con thuồng luồng - thần mưa, con rồng là thần chi phối bão, cây chuối làm cho đất ẩm ướt, cây dương xỉ nhiều rễ bám chắc vào đất hạn chế xói mòn, cối giã gạo tượng trưng cuộc sống no đủ.

Thần sấm sét múa rìu nổi trận lôi đình, thuồng luồng và rồng xuất hiện làm mưa bão xuống trần gian, tưới cho cây cối tốt tươi. Trong lễ, người ta cũng làm mâm cao cỗ đầy dâng thần để mong mưa thuận gió hòa. Nếu các thần đã thưởng thức cỗ mà không phù hộ, họ sẽ làm lễ chọc tức trời, hay còn gọi là phản trời.

Sau Lễ cầu mùa là các trò chơi dân gian: Múa ngửa bụng chui dây, nhảy chữ thập, ném còn, đu dây, kéo co, trèo cây không chạm bụng, trâu không sừng húc nhau…

Xã Nghĩa Sơn chỉ có 40 ha ruộng nước, ngày nay người dân không phá rừng làm nương rẫy. Họ chuyển sang trồng rừng, trồng cây cao su, nhưng vẫn tổ chức Lễ hội cầu mùa. Đây là lễ hội vô cùng độc đáo, giàu tính nhân văn, ẩn chứa những khát vọng của người Khơ Mú Nghĩa Sơn được gìn giữ qua nhiều thế kỷ.

13-43-18_6
Người già trao thóc giống cho những người tra hạt
13-43-18_7
Đàn ông chọc lỗ, đàn bà tra hạt
13-43-18_8
Đánh chiêng mời thần linh về dự lễ
13-43-18_9
Thần thuồng luồng, thần rồng múa gọi mưa
13-43-18_10
Ông Vì Văn Sang làm lễ cho súc vật

 

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm