| Hotline: 0983.970.780

Khi giấc mơ tan vỡ: [Bài 3] Cuộc giải cứu thất bại

Thứ Tư 30/09/2020 , 06:10 (GMT+7)

Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Viện trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế (CARES), trị giá 2.000 tỷ USD, trong đó dành 349 tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.

Theo một báo cáo tháng 6 từ Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ (SBA), quy mô khoản vay PPP trung bình là 107.000 USD. Ảnh minh họa: USAToday.

Theo một báo cáo tháng 6 từ Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ (SBA), quy mô khoản vay PPP trung bình là 107.000 USD. Ảnh minh họa: USAToday.

Do số lượng người nộp đơn, Quốc hội nước này tiếp tục tăng gần gấp đôi số tiền đó, lên 670 tỷ USD.

Khoản tiền trên được thông qua Chương trình Vay vốn phục hồi thiệt hại kinh tế do thiên tai (EIDL) do Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ (SBA) quản lý; và Chương trình Bảo vệ  tiền lương (PPP) - khuyến khích các doanh nghiệp giữ chân nhân viên bằng cách chuyển vay thành trợ cấp.

Sai sót ngay từ đầu

Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ - đặc biệt là các doanh nghiệp mà chủ sở hữu là người thiểu số - cho biết họ đã bị từ chối cho vay dù chỉ vài nghìn USD, trong khi các doanh nghiệp lớn hơn như Los Angeles Lakers và Shake Shack được cho vay hàng triệu USD. (Đối mặt với phản ứng dữ dội của công chúng, một số doanh nghiệp lớn hơn này cuối cùng đã trả lại tiền).

Nhiều nhà kinh tế học ước tính mức suy giảm GDP của Hoa Kỳ từ 2019 đến 2020 vào khoảng 10-60%. Một khi đại dịch kết thúc, nhiều doanh nghiệp nhỏ sẽ phải đóng cửa vĩnh viễn và điều kiện thị trường kém sẽ khiến các doanh nghiệp nhỏ mới khó có chỗ đứng. Môi trường này có thể tạo ra sự phục hồi chậm chạp như thời kỳ Đại suy thoái.

Những người khác nói rằng số tiền cho vay mà họ nhận được là quá nhỏ để giúp đỡ. Và sự thiếu minh bạch trong chương trình đã dẫn đến những quan niệm sai lầm về những gì mà PPP được cho là sẽ đạt được ngay từ đầu.

Tranh cãi xung quanh PPP, hỗ trợ các doanh nghiệp có 500 nhân viên trở xuống, liên quan nhiều đến sự không kết nối giữa kế hoạch của chương trình và cách người Mỹ nghĩ về kinh doanh.

Mục tiêu thực sự của PPP là giữ cho người lao động Mỹ có biên chế, chứ không chỉ đơn giản là giữ cho các doanh nghiệp nhỏ tiếp tục hoạt động.

Và do đó, phần lớn số tiền được giải ngân cho các doanh nghiệp có nhiều nhân viên hơn, thay vì cho các doanh nghiệp nhỏ có nhân viên ít.

Đó là lý do tại sao một chương trình được nhiều người coi là nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ dễ bị tổn thương nhất của Hoa Kỳ cuối cùng lại ưu tiên các doanh nghiệp không thực sự nhỏ.

Vào tháng 5, tổ chức thăm dò dư luận Data for Progress đã tiến hành một cuộc thăm dò trực tuyến 1.235 cử tri trong nỗ lực đánh giá nhận thức của công chúng về PPP và cảm nhận của người Mỹ về nó.

Khi được hỏi liệu tất cả các doanh nghiệp có nên nhận trợ giúp để giữ lương cho người lao động hay không, 70% người trả lời có. Với câu hỏi có nên giới hạn hỗ trợ ở các doanh nghiệp có 500 nhân viên hay không, 76% đồng ý.

Khi được hỏi mục tiêu của hỗ trợ liên bang đối với các doanh nghiệp là gì, 58% cho biết nên giữ lương cho người lao động, trong khi 24% nói rằng cần phải giữ cho các doanh nghiệp hoạt động - và điều đó giải thích, ít nhất một phần, tại sao chương trình thu hút sự tranh cãi.

Nhiều doanh nghiệp đã không thể hoàn thành cả hai mục tiêu này cùng một lúc, vì vậy họ không có được những gì cần thiết để sống sót qua đại dịch, đặc biệt là các công ty sở hữu độc quyền hoặc những công ty chỉ có một vài nhân viên.

Không công bằng?

Theo một báo cáo tháng 6 từ Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ (SBA), quy mô khoản vay PPP trung bình là 107.000 USD và chính quyền tuyên bố chương trình đã hỗ trợ 51 triệu việc làm, với 84% tổng số người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ.

PPP được thiết kế để hoạt động trong hệ thống kinh tế hiện tại của Hoa Kỳ - một hệ thống vốn đã mất cân bằng với cộng đồng những người thiểu số.

KB Brown, điều hành chương trình Khuyến mại Wolfpack, một trong hai cửa hàng in duy nhất thuộc sở hữu của Người da đen ở Minnesota. “Công việc kinh doanh đã sụt giảm hơn 90% kể từ khi đại dịch bùng phát và tôi phải sa thải tất cả nhân viên”, Brown nói. “Vì vậy, hiện chỉ có vợ chồng tôi điều hành công ty”.

Brown đã cố gắng trong nhiều tháng để có được khoản vay 8.000 USD từ PPP, lần đầu tiên nộp đơn thông qua Wells Fargo và sau đó là Square. Ông ấy không gặp may. “Thật là nhảm nhí”, Brown nói. "Tôi không nghĩ rằng các khoản vay được thiết kế chính xác cho người thiểu số."

Đánh giá của ông không sai: Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ do người da màu làm chủ đã hoàn toàn ngừng vay và một số người nhận được số tiền ít hơn mức họ yêu cầu.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì cứ 10 doanh nghiệp nhỏ do người da đen làm chủ ở Mỹ thì có 4 không thể sống sót sau cuộc khủng hoảng hiện nay. Đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề nhất đến các cộng đồng Da đen và da nâu ở Hoa Kỳ, về cả sức khỏe và tài chính.

Chính phủ ban đầu chống lại những lời kêu gọi về sự minh bạch hơn đối với những người đang nhận các khoản vay PPP, nói rằng thông tin này là "độc quyền" và "bí mật". Hồi tháng 7, sau áp lực dữ dội của dư luận, chính quyền Trump phải nhượng bộ và công bố thông tin về gần 700.000 khoản vay PPP trị giá 150.000 USD hoặc cao hơn.

Trong số những người nhận hỗ trợ có cả các doanh nghiệp kết nối với con rể của Tổng thống Donald Trump, Jared Kushner, và thương hiệu thời trang của Kanye West, Yeezy.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất