| Hotline: 0983.970.780

Khi lòng dân đã thuận

Thứ Năm 08/03/2012 , 09:48 (GMT+7)

Về với Phú Tân (Châu Thành, Sóc Trăng) hôm nay, hẳn ai cũng ngỡ ngàng trước sự thay da đổi thịt của một vùng có đông đồng bào Khmer vốn trước đây nghèo khó...

Đường về trung tâm xã
Về với Phú Tân (Châu Thành, Sóc Trăng) hôm nay, hẳn ai cũng ngỡ ngàng trước sự thay da đổi thịt của một vùng có đông đồng bào Khmer (chiếm 76,5%) vốn trước đây nghèo khó.

Qua hơn 2 năm Phú Tân được chọn là 1/22 làm mô hình điểm xây dựng NTM của tỉnh, công tác triển khai chương trình đã tạo sự chuyển biến lớn về nhận thức, làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân. Phú Tân đã từng bước vươn lên mạnh mẽ và trở thành một trong những điểm sáng của công cuộc xây dựng NTM ở Sóc Trăng.

Qua hai năm triển khai thực hiện đề án xây dựng mô hình NTM với sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cũng như sự đồng tình tích cực tham gia hưởng ứng của nhân dân. Đến nay xã Phú Tân đã đạt được kết quả đáng phấn khởi.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, người dân Phú Tân nhiệt tình ủng hộ. Có nhiều hộ không chỉ sẵn sàng đốn cây hiến đất mở đường mà còn đóng góp cả tiền của để làm đường. Ðiều đáng mừng là bà con hưởng ứng phong trào càng lúc càng đông hơn, giúp địa phương giải quyết được nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng NTM.

Hiện nay, các tuyến đường nông thôn trong xã hầu hết được phủ bê tông, hệ thống cầu bê tông đồng bộ, nên đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân dễ dàng cả hai mùa mưa nắng, các công trình phúc lợi xã hội như trường học, nhà văn hóa, bưu điện văn hoá… của xã được nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới. 

Một trong những người tiên phong trong xây dựng NTM ở Phú Tân là ông Thái Lợi, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Phú Tân. Không những đóng góp ủng hộ hàng chục triệu đồng mà ông còn tích cực vận động bà con sửa chữa xây dựng các tuyến đường trong xã, vận động bà con phát quang cây cỏ, giữ vệ sinh môi trường ở khu dân cư, vận động xây dựng nhà tình thương. Tiếp xúc với chúng tôi, ông Thái Lợi nói: “Trước kia, Nhà nước lo cho mình nhiều rồi, đã đến lúc không trông chờ ỷ lại nữa, mà phải cùng với Nhà nước xây dựng quê hương”.

Song song đó, công tác quy hoạch sử dụng đất theo từng vùng phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi; kết cấu hạ tầng nông thôn đáp ứng bước đầu cho nhu cầu phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống của người dân; chuyển giao, ứng dụng KHKT vào sản xuất. Không chỉ có vậy phương pháp chăn nuôi, trồng lúa áp dụng kỹ thuật mới nhất được cán bộ của chương trình xuống tận xã, đến từng hộ gia đình hướng dẫn cho bà con cách làm. Từ đó nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư, cho thu nhập hàng chục triệu đồng và biết cách sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đến nay mà số hộ nghèo trong xã đã giảm đáng kể.

Nhờ vậy đến nay toàn xã Phú Tân hộ nghèo giảm xuống còn 6,53%; 81,6% hộ có điện quốc gia sử dụng; 82,2% hộ có nước sạch sử dụng, 6/6 ấp được tái công nhận là ấp văn hoá.

Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng thì việc chăm lo đời sống tinh thần cho nhân dân được địa phương quan tâm đặc biệt. Ngoài đội bóng đá, bóng chuyền thuộc loại có hạng của huyện thì Phú Tân còn có Đoàn nghệ thuật hát Dzù kê, Ron Ron được duy trì hoạt động, có nhiều diễn viên triển vọng thường xuyên phục vụ địa phương và biểu diễn nhiều nơi, gặt hái  không ít thành công. Câu lạc bộ dưỡng sinh quy tụ nhiều người tham gia, có 2 đội ghe ngo (Chùa Bốn Mặt & Champa) đặc biệt đội đua ghe ngo Chùa Bốn Mặt tham dự Đại hội thể dục thể thao toàn quốc.

Trao đổi với chúng tôi, bà Châu Ngọc Hồng, Chủ tịch UBND xã Phú Tân, cho biết thêm: “Hai năm qua, Phú Tân đã triển khai thực hiện được 2 mô hình cánh đồng mẫu tại 2 ấp Phước An và Phước Hoà với diện tích 202 ha với 166 hộ tham gia, với giống lúa OM 6976 (nguyên chủng), vụ Hè Thu và Đông Xuân năng suất khá cao từ 7,3 – 8 tấn/ha/vụ, lợi nhuận trên 25 triệu/ha, cao hơn so với bên ngoài cánh đồng mẫu hơn 5 triệu/ha”.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Phú Tân cuối năm 2011, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG Xây dựng NTM nhấn mạnh: “Xây dựng NTM là chương trình mang tính dài hạn, không phải phong trào. Việc xây dựng NTM hướng tới phát triển bền vững, do đó, không chỉ quan tâm tới cơ sở vật chất, mà quan trọng hơn là đời sống của người nông dân. Trên cơ sở đó, đề nghị địa phương huy động không chỉ là nguồn lực vật chất mà còn là tinh thần, trách nhiệm của mọi người dân trong cộng đồng để thực hiện chương trình”.

Đó cũng là kim chỉ nan để Phú Tân thực hiện, phấn đấu sớm trở thành xã NTM.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.