| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 26/12/2018 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 26/12/2018

Khí thải, dân lại sắp còng lưng đóng phí?

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng, yêu cầu khẩn trương xây dựng phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải do ô tô, xe máy thải ra trong quá trình tham gia giao thông.

Cần làm rõ mức phí, cách thức tính phí, cơ chế thu/nộp, quản lý và sử dụng phí thu được.

Thông tin này khiến dư luận xã hội xôn xao. Thu phí khí thải do các phương tiên giao thông thải ra trong quá trình tham gia giao thông ? Ô hay, từ 1/1/2019, trong mỗi lít xăng dầu đã phải chịu mức thuế bảo vệ môi trường kịch khung. Giá xăng dầu lại sắp nhẩy múa rồi. Nộp thuế bảo vệ môi trường qua xăng dầu, thực chất là nộp thuế khí thải do các phương tiện giao thông đốt cháy xăng dầu trong quá trình vận hành tạo ra.

Bao nhiêu năm nay, thuế bảo vệ môi trường qua xăng dầu thu được bao nhiêu? Dùng vào những việc gì? Nộp thuế bảo vệ môi trường qua xăng dầu rồi, người dân có được hít thở bầu không khí trong lành hơn không? vẫn là “Một câu hỏi lớn không lời đáp/ Nên đến bây giờ mặt vẫn chau (thơ Huy Cận)”. Nay tại sao lại còn sinh ra phí khí thải nữa. Thế có phải là phí chồng lên thuế, thêm một cái tròng nữa quàng lên cổ người dân trong khi thu nhập chưa cao, không? Nên nhớ, Ngân hàng thế giới (WB) đã cảnh báo: Các loại thuế, phí ở Việt Nam chỉ nên ở mức 18% GDP là vừa. Trong khi thực tế các loại thuế, phí ở Việt Nam hiện đã ở mức 32% GDP rồi.

Bị dư luận phản ứng. Bộ Tài chính lên tiếng rằng việc thu phí khí thải là tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Lào Cai và của UBND thành phố Hà Nội. Nhưng thực tế, qua sự tổng hợp của Ban dân nguyện của Quốc hội, thì cử tri tỉnh Lào Cai đúng là có ý kiến nên thu phí khí thải, nhưng là khí thải công nghiệp, chứ không nói gì đến việc thu phí khí thải đối với các phương tiện giao thông. Bởi một số nhà máy ở Lào Cai đang xả thải khí gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân. Cần thu hoại phí này để đầu tư làm hạn chế khí thải.

Ý kiến này lập tức được Bộ Tài chính tiếp thu, và thực hiện “vượt kế hoạch” sang cả các phương tiện giao thông. Còn UBND thành phố Hà Nội thì có ý kiến cần thu phí khí thải đối với các phương tiện giao thông đi vào những điểm có nguy cơ ùn tắc cao trong nội đô, nhằm hạn chế ùn tắc giao thông. Đây có thể được gọi là một ý kiến “trong phòng máy lạnh” hay một ý kiến “ở trên trời”. Một phương tiện giao thông có thể lăm bánh ở khắp nơi, lúc này ở nơi thông thoáng, lúc khác ở nơi có nguy cơ ùn tắc. Vậy thu phí thế nào? Lập trạm thu phí chăng? Như vậy lại càng gây ùn tắc.

Giá ý kiến nào của cử tri cũng được cơ quan chức năng tiếp thu và giải quyết nhanh, vượt kế hoạch như ý kiến của cử tri tỉnh Lào Cai, thì thật phúc cho đất nước.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm