| Hotline: 0983.970.780

Khí thiêng dòng sông nối đôi bờ đất võ, gắn với những huyền thoại

Thứ Tư 21/02/2018 , 13:30 (GMT+7)

Bên kia bờ sông Kôn, làng quyền An Thái (TX An Nhơn) cũng nổi tiếng không kém làng quyền An Vinh do lão võ sư Diệp Trường Phát (Tàu Sáu) khai mở vào đầu thế kỷ 20. Ngày ấy, lão võ sư Tàu Sáu chọn một vùng đất cao nhìn xuống sông Kôn...

15-06-17_1
Nhiều thế hệ ở Bình Định rèn luyện võ nghệ

Chẳng hiểu sao các làng võ nức danh ở Bình Định đều nằm dọc 2 bên bờ sông Kôn. Ấy là sự sắp đặt ngẫu nhiên của lịch sử? Hay do khí thiêng của dòng sông được tích tụ từ sự hùng vĩ của thành Tà Kơn, của núi Nguyễn Huệ, đắp bồi cho cư dân 2 bên bờ cái khí chất vừa mạnh mẽ vừa uyển chuyển, để họ sáng tạo ra những ngọn roi đường quyền danh trấn làng võ Việt? Có lẽ do thế mà sông Kôn còn được mệnh danh là dòng sông nối đôi bờ võ thuật!
 

Những làng võ bên sông

Loanh quanh thượng nguồn sông Kôn thuộc xã Tây Giang (huyện Tây Sơn, Bình Định), chúng tôi được diện kiến lão võ sư Phi Long. Ông tên thật là Trần Quốc Long, con nhà nòi của một dòng họ võ thuật nức tiếng ở Bình Định. Dù năm nay đã 74 tuổi, nhưng võ sư Phi Long mang thần thái của một thanh niên cường tráng. Ông nội của võ sư Phi Long là cụ Trần Chư.

Thuở niên thiếu, thời triều Nguyễn trị vì, cụ Chư mê võ đến 10 năm liên tiếp cụ đã 10 lần tay nải tay xách ra kinh đô Huế ứng thí võ thuật, do đó cụ còn được người dân địa phương đặt cho cái tên là “ông Mười Kinh”. Cha của võ sư Phi Long là cụ Trần Nghĩa Sỹ và người bác thứ tư là cụ Trần Lại được “cụ Mười Kinh” truyền thụ võ nghệ.

Sau này, cụ Trần Lại mở võ đường dạy võ cho thanh niên địa phương, đứa cháu ruột Trần Quốc Long cũng được cha cho theo bác học võ. “Võ đường” của võ sư Trần Lại là bờ sông Kôn. Đến bây giờ, những người học võ ở Bình Định vẫn chưa thể quên câu chuyện cả thầy lẫn trò của “lò võ” thầy Lại đều bị tử vong trong một thiên tai kinh hoàng.

Võ sư Phi Long ngậm ngùi kể: “Võ sinh học lớp võ do bác Bốn Lại mở, ngoài tôi còn có 37 người khác. Ngày ngày chúng tôi luyện võ bên bờ sông Kôn, đoạn chảy qua cầu Đồng Phó. Một buổi nhiều, trong lúc cả lớp đang luyện võ thì bất ngờ cú sét kinh hoàng đánh vào chính nơi các võ sinh đang tập luyện, khiến bác tôi và cả 36 môn đệ đều chết, chỉ 1 người may mắn sống sót là ông Nguyễn Thềm ở thôn Đồng Phó. Riêng tôi chiều hôm ấy đi học văn hóa nên cũng thoát chết”.

Rời câu chuyện buồn của võ sư Phi Long, lần theo sông Kôn về hạ du, đến với làng quyền An Vinh trên 200 năm tuổi nằm trên địa bàn xã Tây Vinh (huyện Tây Sơn). Lão võ sư Nguyễn Ngạc (Hương mục Ngạc) chính là sáng tổ của làng quyền này. Dân gian truyền rằng, bà tổ cô của ông Ngạc là thầy dạy võ cho nữ tướng Bùi Thị Xuân. Võ thuật đối với ông Ngạc là nghề gia truyền. Lớn lên, ông tiếp tục theo học chuyên về quyền từ ông Khách Bút ở Kiến Hàng thuộc xã Nhơn Phong (TX An Nhơn, Bình Định).

15-06-17_4
“Ai về Bình Định mà coi, con gái Bình Định múa roi đi quyền”

Về quê, ông lập lò võ bên bờ sông truyền dạy cho thanh niên địa phương. Năm 1908, ông Ngạc cùng đồng môn là ông Năm Nghĩa tham gia yểm trợ cho đồng bào 2 xã An Vinh (huyện Tây Sơn) và An Thái (TX An Nhơn) chống sưu thuế. Ông Hương mục Ngạc lấy uy tín của mình tập hợp tất cả bằng hữu và môn sinh ở An Vinh, An Thái, kêu gọi “thi hành võ đạo, ủng hộ chính nghĩa” bằng cách tiêu diệt bọn ác ôn, bảo vệ đồng bào.

Võ sư Trần Dần (75 tuổi), là đệ tử đời thứ 2 của làng quyền An Vinh, còn mãi ấn tượng câu chuyện hồi kháng chiến chống Pháp. Hôm ấy ông đã được chứng kiến trai tráng trong làng phục kích tên huyện trưởng, chỉ bằng những đòn quyền đã đánh tan tác bọn lính bảo vệ, bắt trói huyện trưởng bỏ lên thuyền xuôi sông Kôn về Quy Nhơn giao nạp cho cách mạng. 

Bên kia bờ sông Kôn, làng quyền An Thái (TX An Nhơn) cũng nổi tiếng không kém làng quyền An Vinh do lão võ sư Diệp Trường Phát (Tàu Sáu) khai mở vào đầu thế kỷ 20. Ngày ấy, lão võ sư Tàu Sáu chọn một vùng đất cao nhìn xuống sông Kôn, nhìn qua làng quyền An Vinh để mở lò luyện võ dạy văn. Trai tráng từ thượng nguồn chèo ghe xuôi sông Kôn đến xin nhập học và được ông Tàu Sáu thu nhận làm học trò.

Qua tìm hiểu từ các võ sư của 2 làng quyền “láng giềng” An Vinh và An Thái, chúng tôi được biết điểm khác biệt giữa 2 đường quyền là: Quyền An Vinh ra đòn dài (đánh thẳng cánh tay), còn quyền An Thái ra đòn ngắn (một phần cánh tay) bởi ảnh hưởng quyền Tàu. Đòn ngắn thường có lực mạnh, nên khi người học quyền An Thái ra trúng đòn, đối thủ dễ bị thương tích nặng hơn.
 

Những huyền thoại

Từ xa xưa, nền võ thuật Bình Định đã sản sinh ra nhiều quái kiệt sở hữu những tuyệt kỹ để trở thành những huyền thoại trong làng võ Việt. Những tuyệt kỹ này không chỉ là “nỗi ám ảnh” của các võ sĩ trong nước, mà còn khuất phục cả những võ sĩ nổi tiếng của nước ngoài.

Ví như người đang cầm trịch võ đường Kỳ Sơn ở phía hạ lưu sông Kôn thuộc xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định), võ sư Phi Long Vịnh, tên thật là Trương Văn Vịnh (73 tuổi). Thượng đài từ năm 18 tuổi, từng trải qua hàng trăm trận tỉ thí trên sàn đài nhưng võ sư Vịnh chưa một lần nếm mùi thất bại.

15-06-17_3
Võ sư Phi Long Vịnh cùng các cháu luyện võ

Trong hàng trăm lần ngất ngây men chiến thắng, đến nay võ sư Vịnh vẫn nhớ nhất 2 trận tỉ thí với võ sư ngoại quốc và đều hạ họ bằng ngọn quyền “Ngọc Trản thần công”.

Năm 1962, võ sư Vịnh mở lớp dạy võ ở Vũng Tàu. Khi ấy, một võ sư người Cao Miên tên Thạch Khen cũng đang mở trường dạy boxing ở đây. Một hôm, võ sư Thạch Khen tìm đến võ sư Vịnh thách đấu. Võ sư Vịnh nhận lời. Thượng đài, Thạch Khen dùng sức mạnh lấn áp, phải vất vả lắm võ sư Vịnh mới hóa giải được những đòn đánh như vũ bão của Thạch Khen. Càng về sau, vị võ sư người Cao Miên ra đòn càng hiểm. Được vài hiệp đấu thì võ sư Vịnh bắt đầu bị “dính” đòn, mặt sưng vù, cả hàm răng rệu rã.

Trong đầu võ sư Vịnh thoáng ý nghĩ nếu không dùng tuyệt kỹ “Ngọc Trản thần công” ắt sẽ thua. Thế là võ sư Vịnh xuất quyền như rồng bay, điểm vào các huyệt đạo của đối thủ khiến Thạch Khen ngã gục trên sàn đài. Sau trận đó, Thạch Khen trở nên tàn phế.

Năm 1968, võ sư Vịnh lại có cuộc tỉ thí với một võ sư Taekwondo tứ đẳng huyền đai người Hàn Quốc, vị võ sư này đang huấn luyện võ cho sư đoàn Mãnh Hổ tại Gia Lai. Biết võ Taekwondo chỉ giỏi đánh đòn xa, vào trận võ sư Vịnh áp sát rồi sử dụng hổ trảo, một chiêu trong “Ngọc Trản thần công” móc vào mạng sườn, kéo xuống bụng, đánh vào vùng gan. Võ sĩ Hàn Quốc gục trên sàn đấu.

“Khi đã dùng Ngọc Trản thần công thì phải ra đòn liên hoàn đến khi đối thủ gục ngã. Vì đây là loại đòn độc, không hạ được đối phương ắt sẽ tự giết mình”, võ sư Vịnh chia sẻ.

Ở Bình Định còn có bài quyền khác cũng vang danh thiên hạ có tên là “Miêu tẩy diện” (Mèo rửa mặt). Chủ nhân của bài quyền này là dòng họ Lý ở phường Đập Đá (TX An Nhơn).

Bài quyền “Miêu tẩy diện” được ông tổ Lý Thế dựa theo sự nhanh nhẹn, nhẹ nhàng của loài mèo xây dựng nên. Sự ảo diệu của bài quyền nằm trong những bộ trửu (chỏ) thuộc bộ thủ (tay) và ra đòn nhanh như chớp nên phát huy thế mạnh khi cận chiến.

“Tôi học võ với cha là võ sư Lý Tường từ năm lên 8, nhưng đến năm 12 tuổi mới bắt đầu được học bài quyền “Miêu tẩy diện”. Năm nay 75 tuổi, tôi đã luyện bài quyền “Miêu tẩy diện” hơn 60 năm nhưng vẫn còn chưa hiểu hết những bí ẩn của nó”, võ sư Lý Xuân Hỷ bộc bạch.

15-06-17_2
Võ sư Lý Xuân Hỷ múa bài quyền Miêu tẩy diện

Nhờ vào tuyệt kỹ “Miêu tẩy diện” mà võ sư Lý Xuân Hỷ đã tung hoành trên sàn đấu những năm trước ngày giải phóng, đoạt Huy chương vàng tại giải vô địch Cao nguyên Trung phần, từ đó ông được mệnh danh là “Hùm xám cao nguyên”.

Hầu hết những lần thượng đài trong cuộc đời võ sư Lý Xuân Hỷ, ông luôn thi đấu với những võ sĩ nặng hơn mình từ 10 đến 20 kg, con số chênh lệch ít võ sĩ nào dám chọn khi so chạng thi đấu. Tuy nhiên, nhờ sở hữu tuyệt kỹ “Miêu tẩy diện” nên võ sĩ “tiểu chạng” Lý Xuân Hỷ luôn là mối đe dọa của cả những võ sĩ cao to.

Năm 2007, một võ sĩ người Ý tìm đến Bình Định, tìm võ sư Lý Xuân Hỷ để giao đấu. Thấy võ sĩ người Ý trẻ tuổi, nặng hơn ông Hỷ khoảng 30kg, nên ai nấy đều khuyên ông từ chối. Ấy vậy mà võ sư Lý Xuân Hỷ chẳng những đã nhận lời mà còn giao ước trận đấu chỉ diễn ra trong 30 phút. Ai nghe cũng lắc đầu ra vẻ không tin. Thế nhưng trận đấu mới chỉ diễn ra được vài phút thì võ sư Hỷ đã hạ gục đối thủ.

Sau trận đấu, võ sĩ người Ý “bái sư” võ sư Lý Xuân Hỷ và kể lại hành trình học võ của mình. Rằng anh ta đã ngưỡng mộ võ sư Hỷ từ năm 1990, khi chứng kiến ông hạ võ sư người Ba Lan. Trước khi sang Việt Nam, anh đã sang Trung Quốc học võ Thiếu Lâm 3 năm với 3 người thầy khác nhau, thế nhưng khi giao đấu với võ sư Lý Xuân Hỷ anh đã phải thúc thủ trước những ngón quyền “Miêu tẩy diện”.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm