| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 14/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 14/05/2015

Khi thương lái Trung Quốc 'cài bẫy'

Hiện nay, cam non thái lát phơi khô ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị thổi giá lên rất cao, khả năng những người thu gom sẽ gặp cảnh mắc bẫy thương lái Trung Quốc là rất lớn./ Thương lái mua nông sản 'không giống ai'

Không mấy ngày, trên các phương tiện truyền thông đại chúng không có tin thương lái Trung Quốc mua nông sản Việt Nam bằng những cách rất dị biệt: Từ đỉa đến hồ tiêu, nụ hoa thanh long, lá mãng cầu, cau non… Và hiện nay đang là cam non thái lát phơi khô.

Không ai biết họ mua những thứ đó để làm gì? Người đoán nọ, người đoán kia: Như mua hoa thanh long về làm thuốc, mua cau non về cũng là để làm thuốc… cường dương.

Nhiều người ham lợi đã bỏ ra số tiền cực lớn để thu mua, gom vào một số hàng rất lớn. Nhưng rồi thương lái Trung Quốc nhanh chóng biến mất, để lại cho những người mua gom những “trái đắng” khổng lồ.

Qua nhiều thương vụ như vậy, mới đây, nhiều nhà kinh tế đã tổng kết thành quy luật về hành trình thu mua nông sản của những thương lái Trung Quốc trên. Lấy hồ tiêu làm ví dụ chẳng hạn.

Giai đoạn 1: Những thương lái trên sẽ tung tin đồn cần mua một lượng hồ tiêu rất lớn, với mức giá ban đầu đưa ra khá cao, khiến nhiều người ham lợi đi thu gom. Tiếp theo, họ mua một lô hàng khoảng một vài trăm tấn, với giá 175-180 ngàn đồng/kg.

Sau đó đặt mua thêm một ít với giá 185 ngàn/kg, đặt cọc một ít tiền với yêu cầu “mua nhanh, lấy ngay”. Từ đó, tiếng đồn lan ra, nhiều người ham lợi sẽ tung ra một lượng tiền rất lớn để đi gom loại hàng này, vì giá 185 ngàn/kg do thương lái Trung Quốc đặt mua cao hơn rất nhiều so với giá thị trường.

Giai đoạn 2: Những thương lái trên sẽ thổi giá đặt mua hồ tiêu lên mức… trên trời, nhưng lại không mua ngay. Vì hám lợi, nhiều người càng đổ tiền để gom hồ tiêu, chất đống lại chờ thương lái Trung Quốc.

Giai đoạn 3: Đây chính là giai đoạn thương lái Trung Quốc mang số hồ tiêu mà họ đã mua ở giai đoạn 1 ra bán lại cho chính… những người Việt đang đi mua gom hồ tiêu, với cái giá xấp xỉ giá mà họ đã thổi lên đó. Kết quả là họ kiếm được một món chênh lệch không nhỏ. Họ ôm khoản chênh lệch đó và… biến mất.

Hậu quả là hàng trăm người ngồi nhìn đống hồ tiêu chất ngất trong nhà mà không biết giải quyết cách nào. Đã trót thu gom với giá cao rồi, giờ bán lại cho thị trường thì lỗ nặng, mà cũng không bán được.

Tiền mua gom hồ tiêu phần lớn là tiền vay ngân hàng. Để ngày nào chịu lãi ngày nấy. Hồ tiêu còn có hy vọng bán được, dù chịu lỗ, nhưng còn những nông sản khác như nụ hoa thanh long, lá mãng cầu, hay cam non thái lát phơi khô… thì đành đổ đi chứ bán cho ai.

Hiện nay, cam non thái lát phơi khô ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị thổi giá lên rất cao, khả năng những người thu gom sẽ gặp cảnh đó là rất lớn.

Mục đích của những thương lái Trung Quốc kia không có gì khác là làm nhiễu loạn thị trường nông sản Việt Nam, và kiếm lợi trên sự nhiễu loạn đó.

Ngoài ra, mục đích phá hoại nền nông nghiệp Việt Nam cũng khá rõ: Thanh long bị bứt nụ, cam bị vặt non… sẽ khiến cho hàng trăm hàng ngàn ha thanh long, cam mất mùa.

Điều đáng ngạc nhiên là, khi được báo chí hỏi, thì nhiều cơ quan có thẩm quyền và cơ quan chức năng ở những địa phương đó thường mới “chỉ nghe nói” và hứa “sẽ kiểm tra”.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm