| Hotline: 0983.970.780

Khi vợ chồng son mâu thuẫn

Thứ Năm 10/03/2011 , 12:52 (GMT+7)

Sau đám cưới tưng bừng, sau tuần trăng mật ngọt ngào, đôi uyên ương bước vào cuộc sống mới. Thế nhưng, nhiều vợ chồng trẻ không kịp nhập vai mới mà vẫn duy trì nếp sống của các cô, cậu bé khi còn ở với cha mẹ khiến cho mâu thuẫn vợ chồng nảy sinh.

“Mẹ em muốn thế...” Dù bạn 18, 20 hay 30 tuổi thì trong mắt cha mẹ, bạn vẫn chỉ là một… đứa trẻ con. Mẹ bạn vẫn lo cho bạn từ bữa ăn sáng, nhắc mặc áo ấm khi đi làm, thậm chí còn giặt quần áo cho bạn nữa (gì chứ mấy “cậu ấm” thì chả tránh khỏi rồi!). Do vậy, sau khi bạn đi ở riêng, mẹ cũng vẫn lo lắng, thương bạn vất vả - chính vì thế mà “cụ” luôn theo dõi cuộc sống của bạn, và tư vấn cho bạn điều này điều khác. Hãy đón nhận tình yêu thương, sự quan tâm của mẹ, nhưng cũng phải xác định rằng, bạn đã là người lớn rồi, mọi việc phải bàn bạc thống nhất cả vợ cả chồng, chứ không thể tự mình quyết định lấy.

Bạn chớ nên liên tục nói với chồng, rằng: “Mẹ em bảo thế…”, “Mẹ em muốn rằng…”. Chồng bạn, có thể vì tự ái với sự can thiệp của “bà nhạc” mà dẫn tới sự ác cảm và ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của hai người. Bỏ về nhà mẹ đẻ - vẫn biết không ở đâu an toàn và dễ chịu hơn ở nhà với bố mẹ mình, nhưng cũng không nên vì thế mà cứ hơi cãi nhau một tí là cô vợ trẻ lại đùng đùng cuốn quần cuốn áo về nhà với bố mẹ. Tất nhiên là mong được bố mẹ bênh vực, cưu mang nên các nàng cũng không ngại tố khổ. Thế là... xót con, bố mẹ vợ lại bệnh con gái, giận con rể, cho rằng nó là thằng chồng vũ phu.

Được anh chồng nào tử tế, biết nhường nhịn vợ thì sẽ đến xin lỗi nhạc gia, đón vợ về nhưng cũng chẳng thiếu anh cho rằng: “Tôi không đuổi cô ấy, cô ấy có chân đi thì phải có chân tự về”. Cô nàng thì chẳng thấy chồng đến đón, cũng “mặt sưng mày sỉa” cho rằng: “Hắn có yêu thương gì mình đâu… đã thế, không thèm về nữa xem thế nào”. Có cô đi lâu quá, đến khi về phải xin lỗi nhà chồng mới được về đấy. Có bà mẹ chồng thấy con dâu bỏ về bên ngoại thì tuyên bố: “Bước chân đi cấm kỳ trở lại”. Đúng là chuyện bé, xé ra to, chẳng ra gì cả!

Vợ và mẹ - hai người phụ nữ quan trọng và gắn bó nhất với cuộc đời người đàn ông. Nhiều chàng có xu hướng chọn vợ giống mẹ mình. Trong mắt một số anh thì “mẹ là nhất”, mẹ chiều bố, mẹ nấu ăn ngon, mẹ khéo léo, mẹ vị tha… Thế là sau khi cưới vợ, anh chàng hay nảy ra ý so sánh mẹ với vợ. Nào là: “Mẹ anh nấu bao nhiêu món ăn ngon chứ không quanh quẩn chỉ có một hai món như em nấu” rồi “mẹ anh thật là hết ý, em không được một phần của mẹ anh”… Kiểu so sánh như thế này không bao giờ giúp cho cô dâu tiến bộ mà chỉ gây nên hiềm khích giữa hai người phụ nữ này thôi. Mà sao bạn lại đi so sánh giữa một cô vợ trẻ người non dạ với một người phụ nữ từng trải như mẹ bạn nhỉ? Thật là buồn cười đấy!

 “...Ngủ với mẹ một đêm cho đỡ nhớ”. Có cô vợ trẻ vô tư, mỗi khi về nhà bố mẹ đẻ là ở lại ngủ luôn. Cũng có cô đi cùng chồng về nhà ngoại, hứng chí lên, bảo chồng về một mình, còn mình ở lại ngủ với mẹ một đêm “cho đỡ nhớ”. Trừ trường hợp bên nhà ngoại có công to việc lớn hay cha mẹ ốm đau thì các cô vợ hãy nên ở lại, còn bình thường, không anh chồng nào muốn vợ bỏ rơi mình để ở lại nhà bố mẹ đẻ đâu. Ngay cả khi sinh đứa con đầu lòng, ông bà ngoại muốn đón con và cháu về nhà chăm sóc, cũng phải có lời có tiếng với chàng rể và ông bà thông gia đấy! “Ở nhà em thì…”.

Cả chàng và nàng đều được sinh ra, giáo dục trong hai gia đình khác nhau: Gia đình này gia giáo hơn, gia đình kia dân chủ hơn, gia đình này chỉ ăn cơm khi có mặt đầy đủ thành viên trong nhà, nhưng ở gia đình khác, ai về sớm ăn sớm, ai về muộn ăn muộn… Nhập gia tùy tục. Hãy khéo léo hòa nhập với môi trường mới, không nên khư khư cho rằng, lối sinh hoạt ở gia đình mình là chuẩn mực. Đặc biệt, không bao giờ so bì, có ý chê bai kiểu như: “Ở nhà em ăn xong, còn thừa bao nhiêu cũng cho vào nước gạo chứ không như nhà anh, thừa có mỗi hai miếng thịt mà cũng cất đi!”. Dù trong thâm tâm, anh chồng có thừa nhận nhà bên ấy căn cơ, nền nếp hơn nhà mình, nhưng khi bị chê bai như vậy, anh cũng vẫn có những phản ứng mãnh liệt.

Mối quan hệ giữa hai gia đình thông gia phụ thuộc rất nhiều vào những lời qua tiếng lại của cặp vợ chồng trẻ. Tất nhiên không ai cản các bạn kể những câu chuyện vui vẻ, nhưng tuyệt đối không đem những chuyện không tốt đẹp của nhà này kể với nhà kia. Không người bố người mẹ nào muốn con trai mình lấy phải cô vợ mà gia đình lục đục, bố nát rượu, mẹ hay lô đề. Cũng không ông bố bà mẹ nào muốn con gái mình lấy chồng mà rơi vào nhà có ba thằng nghiện, mẹ chồng lắm điều, bố chồng thiếu đứng đắn… Khi hai gia đình có ác cảm, ghét nhau, chính vợ chồng bạn là người phải hứng chịu hậu quả đầu tiên chứ không phải là ai khác! 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm