| Hotline: 0983.970.780

Khi xã tiền hậu bất nhất

Thứ Tư 11/01/2017 , 09:13 (GMT+7)

Theo tường trình của bà Phan Thị Túc (xóm Đình, thôn Phương Trù, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), thì năm 1987,...

Theo tường trình của bà Phan Thị Túc (xóm Đình, thôn Phương Trù, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), thì năm 1987, bố chồng bà là lão thành cách mạng Trần Văn Miêu được cấp một suất đất ở, có diện tích 7 thước rưỡi Bắc bộ (180m2).

Năm 1988, cụ Miêu cho vợ chồng bà ra đó ở. Trước mặt khu đất ở của cụ Miêu có một cái ao, gọi là ao Chùa, gia đình bà Túc đã đắp một cái bờ ra một phần ao, nhưng không được sử dụng phần mặt nước đó.

Năm 1993, thấy HTXNN có chủ trương bán ao Chùa làm đất ở, ông Trần Kim Dũng, chồng bà Túc, đã làm đơn xin mua phần ao đến chỗ bờ do gia đình mình đắp, và được HTX chấp nhận, bán cho ông với giá 568.800 đồng.

Đáng nói khi bán, HTX không xác định diện tích, mà chỉ lấy cái bờ do gia đình ông Dũng đắp làm mốc giới. Gia đình ông Dũng đã nộp tiền làm 3 lần. Sau khi nộp tiền, ông đã lấp dần ao, chỉ còn lại một phần mặt nước.

Năm 2001, xã tiến hành làm thủ tục để cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận QSDĐ (sổ đỏ) cho các hộ dân. Do khi xác định mốc giới, không có ai trong gia đình bà có mặt, và khi nhận sổ đỏ, thấy trong sổ chỉ ghi phần đất đã cấp cho cụ Miêu (180m2) và một phần ao đã lấp, tổng cộng là 302m2 (gồm 200m2 đất ở và 102m2 đất vườn), còn thiếu phần mặt nước mà gia đình mình đã mua nhưng chưa lấp hết, nên bà Túc không chấp nhận, tiếp tục khiếu nại lên UBND xã.

Nhưng từ đó đến nay, UBND xã không giải quyết, mà trái lại, năm 2015, còn cho lấp phần ao đó để làm nhà văn hóa.

Cổng nhà bà Túc ở phía Nam, giáp đường xóm. Đầu năm 2017, để bê tông hóa con đường xóm theo chương trình xây dựng nông thôn mới, UBND xã Yên Phương vận động gia đình bà Túc phá cổng, phá tường bao, hiến một phần đất để mở rộng đường.

Gia đình bà Túc đồng ý hiến diện tích đất có chiều dài 11m, chiều rộng 1m, không đòi bồi thường tiền xây cổng và tường, nhưng với một điều kiện, là sau khi hiến đất, thì số diện tích đất còn lại của gia đình bà, đo thực tế là 365m2, UBND xã phải có trách nhiệm làm thủ tục để cấp có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ cho gia đình bà.

UBND xã đồng ý. Sáng 3/1/2017, hai bên đã lập biên bản. Phía UBND xã có phó chủ tịch và một số cán bộ như địa chính xã, trưởng xóm... Biên bản đã thể hiện đầy đủ các nội dung trên. Sau khi lập biên bản, bà Túc đòi được cầm một bản, thì mới cho xã phá cổng, phá tường. Nhưng mọi việc không đơn giản:

- Cán bộ nói với tôi là cầm biên bản về UBND xã để phó chủ tịch ký và đóng dấu, rồi chiều sẽ giao cho gia đình tôi. Giờ đến chiều chẳng còn bao nhiêu thời gian, gia đình cứ cho phá cổng, phá tường đi.

Nghe vậy cũng phải, tôi đồng ý. Thế là họ phá băng ngay. Nhưng buổi chiều, tôi ra xã xin cái biên bản, thì họ chối phắt, nói là không có. Và phần đất ấy không phải do tôi hiến, mà là đất thừa, xã thu hồi lại. Nghe vậy, tôi chết lặng người.

Không hiểu sao là chính quyền mà lại xử sự với một người dân như thế. May mà con trai tôi còn chụp ảnh lại được tờ biên bản đó, tuy trong tờ biên bản không có chữ ký của đại diện xã, nhưng có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành phần tham gia. Và phần đầu tờ biên bản còn ghi rành rành sự hiện diện của ông phó chủ tịch UBND xã.

Nói đến đây, bà Phan Thị Túc không nén nổi nỗi bức xúc:

- Từ trước tới nay, từ xã đến huyện, không có bất cứ một văn bản nào khẳng định rằng gia đình tôi thừa đất, và thừa vì lý do gì. Diện tích đất của gia đình tôi từ trước đến nay không bị ai tranh chấp, gia đình tôi cũng không tranh chấp với ai. Giả sử gia đình tôi có thừa đất thật, thì xã cũng không có thẩm quyền thu hồi. Thẩm quyền đó là của UBND huyện.

Mấy mét vuống đất làng, có đáng gì đâu. Gia đình tôi đã đồng ý hiến rồi, đã thực hiện đúng cam kết rồi. Vậy mà biên bản còn chưa ráo mực, xã đã nuốt lời. Thế này thì còn biết tin vào ai được nữa?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm