| Hotline: 0983.970.780

Khiếp vía kiểu sống “bầy đàn” của một số sinh viên

Thứ Hai 25/07/2011 , 14:06 (GMT+7)

“Cái phòng ấy nó có truyền thống ở lẫn lộn như vậy rồi. Có lúc là 1 gái, 5 trai, có khi lại 2 gái, 4 trai sống cùng nhau, bây giờ thì 1 trai, 5 gái”.

“Cái phòng ấy nó có truyền thống ở lẫn lộn như vậy rồi. Có lúc là 1 gái, 5 trai, có khi lại 2 gái, 4 trai sống cùng nhau, bây giờ thì 1 trai, 5 gái”.

Sống kiểu "bầy đàn"

Đi sâu qua các con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo tại khu trọ sinh viên ở Yên Hòa - Cầu Giấy ta dễ dàng thấy những “hộ gia đình sinh viên” sống tập thể gồm cả nam và nữ sinh hoạt cùng nhau trong một căn phòng.

Ngách 6/232, Yên Hòa, Cầu Giấy là nơi có khá nhiều phòng trọ cho sinh viên thuê. Thời gian này sinh viên đã về nghỉ hè, nhưng cũng còn khá nhiều “hộ gia đình” sinh viên ở lại để làm thêm trong mấy tháng hè ngắn ngủi. Vào sâu trong một con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, thoáng đếm thấy 6 phòng trọ nhưng có tới 4 phòng ở ghép nam - nữ tại đây.

Huyền Trang (Nam Định, trường CĐSP H.D) cho biết: “Được nghỉ hè nhưng bọn em vẫn ở lại để làm thêm, gọi là chỉ đủ tiền trang trải sinh hoạt, mỗi đứa một quê nhưng chơi với nhau nên ở cùng”. Căn phòng rộng chừng hơn 10m2 nhưng có 2 trai và 4 gái ở cùng nhau, phía trên là gác sét có treo tấm biển “Độc lập – tự do” nhưng không biết “tự do, độc lập” ở đây được hiểu theo nghĩa nào(?).

“Thế là còn ít người đấy, có phòng đến 10 người ở xen kẽ như vậy cơ”, một bạn gái trong phòng chia sẻ. Khi hỏi vì sao lại chọn cách sống nam - nữ chung đụng như vậy, Trang cho biết: “Hè các bạn về gần hết, phải ở ghép như thế cho đỡ tiền phòng và thấy cũng rất vui nữa”(!?).

Khác với Trang, Nguyễn Thu Hương, quê Quốc Oai cho biết hiện tại cô đang sống cùng hai anh con trai nhưng là người cùng quê lên đây làm ăn: “Có người đàn ông trong nhà cũng dễ dàng hơn và thấy “an toàn” nữa (?!). Được cái mấy anh ấy cũng biết ý, không đưa bạn gái về phòng nên mới sống cùng nhau lâu như vậy”.

Hỏi về thái độ của bố mẹ trong chuyện này, Hương chia sẻ: “Bố mẹ có khuyên là phải giữ gìn, em chỉ biết ừ để đấy thôi, cái chính là ý thức của mình. Sống tự lập thế này ai mà quản được mình ngoài chính mình”. Hương liên miên kể tiếp câu chuyện của mình: “Em thấy cái kiểu sống như vậy bây giờ “bình thường” rồi, chả có gì to tát cả, cái khu trọ này đầy phòng như thế”.

Cái nhìn của người ngoài cuộc

Anh T, sinh viên năm cuối trường CĐSP H.D bất bình kể lại: “Năm ngoái cái phòng bên cạnh mình 1 người con trai ở với 9 người con gái. Rủ nó sang bên này ở cùng nó không nghe vì bên đó sướng quen rồi, ăn không phải nấu, mặc không phải giặt, ngủ thì đuợc nằm giữa. Nhất nó như thế thì ai muốn chuyển”.

Chỉ tay về phía con hẻm dẫn sang khu trọ khác, T nói: “Cái phòng ở trong kia 10 đứa một phòng, 5 trai, 5 gái, con trai sống trên gác xép, con gái sống bên dưới. Hội này giặt thì hội kia phơi, hội này nấu cơm thì hội kia rửa bát. Vui như hội ấy”.

Bác Luyến, bán nước tại khu trọ gần trường CĐSP H.D, giọng bất bình chia sẻ: “Có khi nó “ưng nhau” nó ở với nhau thôi chứ cùng quê quán gì, gần phòng tôi có ba đôi yêu nhau ở cùng nhau, chắc tại không có tiền thuê riêng nên mới chịu chung đụng như thế”. “Phòng trọ ở đây thường là phòng tự quản, không có sự giám sát thường xuyên của chủ nhà nên chúng muốn ở thế nào thì ở thôi, ai mà cấm được chứ”, bác Luyến chia sẻ thêm.

Anh Khoa, quê Nam Định, sinh viên năm cuối trường Đại học Giao thông vận tải đang trọ tại nghách 6/232 chỉ tay sang phòng trọ bên cạnh cho biết: “Cái phòng ấy có truyền thống ở lẫn lộn như vậy rồi. Có lúc là 1 gái, 5 trai, có khi lại 2 gái, 4 trai sống cùng nhau, bây giờ thì 1 trai, 5 gái”. Anh chia sẻ thêm: “Cái lần 1 gái, 5 trai là 1 cậu sinh viên lên mạng đăng tin tìm người ở ghép kết quả đưa về một cô gái, học cùng trường luôn”.

Hậu quả khó lường

Có thể các bạn sinh viên chỉ nhìn thấy những cái “trước mắt” mà không biết rằng phía sau cách sống “hộ gia đình sinh viên” là rất nhiều những hiểm họa đang rình rập.

P.N.L, sinh viên năm hai trường CĐSP H.D cho biết: “Phòng đối diện kia trước đây có ba bạn gái sống cùng nhau, họ vui vẻ và sống hòa đồng lắm. Sau đó, một bạn gái trong hội đã rủ bạn trai về ở cùng, thời gian đầu cả 4 người còn chịu đựng được. Nhưng cuối cùng hai người bạn gái còn lại phải chuyển phòng vì nhiều “lý do khó nói””.

Thế là tình bạn trong sáng bỗng dưng bị vùi lấp chỉ vì kiểu sống buông thả bản thân. Bạn P.N.L cho biết thêm: “Khi hai người bạn gái chuyển đi, cậu bạn trai đã rủ ngay thằng bạn nữa về ở cùng, thế là 1 gái sống với 2 trai. Lúc nào phòng cũng đóng cửa im ỉm”.

“Hộ gia đình sinh viên” là một cách sống mà chúng ta cần phải lên tiếng. Điều đáng nói ở đây là mặc dù đã biết trước tác hại của cách sống kiểu “hộ gia đình”, nhưng mỗi sinh viên dường như vẫn dửng dưng trước những hậu quả khôn lường của nó.

Sinh viên cần nghiêm khắc hơn nữa với bản thân, trong điều kiện học tập thiếu sự quan tâm thường xuyên của gia đình và người thân sẽ rất dễ sa chân vào con đường không lối thoát. Mặt khác, các chủ nhà trọ cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc cho sinh viên thuê phòng ở ghép nhằm ngăn chặn việc sống kiểu “hộ gia đình” đang len lỏi trong giới sinh viên.

(Theo Vietnamnet)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm