| Hotline: 0983.970.780

Khô cá lóc Hồng Ngự

Thứ Năm 21/03/2019 , 09:40 (GMT+7)

Cơ sở cá khô Tiến Phương đã thành công với nhãn hiệu khô cá lóc Hồng Ngự đạt tiêu chuẩn ATTP. Sản phẩm của anh Phương vươn ra thị trường các tỉnh lân cận, các thành phố lớn, siêu thị uy tín trên toàn quốc và xuất sang thị trường Campuchia...

Mấy năm qua người dân ở Đồng Tháp ồ ạt đào ao nuôi cá lóc dẫn đến rớt giá thê thảm, nhiều hộ lỗ nặng, treo ao. Thời điểm đó, anh Nguyễn Tiến Phương ở ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự đã mạnh dạn bỏ hàng trăm triệu đồng để đầu tư cơ sở sản xuất khô cá lóc có lãi khá.

10-29-26_nh_1_nh_nguyen_tien_phuong_chun_bi_du_c_vo_sy_kho
Anh Nguyễn Tiến Phương chuẩn bị đưa cá vào sấy khô

Anh Phương cho biết, các xã cù lao của huyện Hồng Ngự có truyền thống nuôi thủy sản và là trung tâm cung ứng cá cho thị trường ĐBSCL. Nhận thấy được tiềm năng sẵn có, anh đã tận dụng lợi thế đó để làm nền tảng khởi nghiệp làm khô cá lóc.

Năm 2016, anh đầu tư cơ sở SX cá khô Tiến Phương. Đến nay, sản phẩm đã có mặt khắp các thị trường trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp. Năm 2018, cơ sở được chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực ĐBSCL .

Trên địa bàn huyện Hồng Ngự có rất nhiều nơi tự phát làm cá khô nhưng chưa chú trọng trang bị các thiết bị cần thiết cho SX và bảo quản sản phẩm. Đồng thời cũng chưa có cơ sở nào đăng ký thương hiệu cá khô. Vì vậy, việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để SX khô cá của anh Phương là cần thiết, nhằm hạn chế nhiễm nấm, khuẩn, bụi, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

Anh Phương phấn khởi nói: "Tôi đã đầu tư máy sấy khô, máy hút chân không, công suất khoảng 100 kg khô/ngày. Sự tin dùng của khách hàng là tiền đề để tôi phát triển sản phẩm đặc trưng của Hồng Ngự. Sản phẩm khô cá lóc đã qua chế biến sẽ làm tăng giá trị thêm nhiều lần so với cá lóc thương phẩm. Khi tiến hành xây dựng dự án tôi đã liên kết với người nuôi, tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào, giá bán luôn cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại ở bên ngoài".

Ở địa phương nhiều người gọi anh là “Phương liều”. Bởi năm 2015, giá cá lóc thương phẩm thấp kỷ lục, nhiều hộ phá sản, treo ao, anh Phương liều mình bỏ tiền đầu tư chế biến khô cá khép kín. Anh nuôi ba ao cá lóc để làm nguồn nguyên liệu SX khô cá.

Cơ sở cá khô Tiến Phương đã thành công với nhãn hiệu khô cá lóc Hồng Ngự đạt tiêu chuẩn ATTP. Sản phẩm của anh Phương vươn ra thị trường các tỉnh lân cận, các thành phố lớn, siêu thị uy tín trên toàn quốc và xuất sang thị trường Campuchia, mỗi tháng đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng.

10-29-26_nh_2_nh_nguyen_tien_phuong_nuoi_3_o_c_loc_de_lm_kho
Anh Nguyễn Tiến Phương nuôi 3 ao cá lóc để làm khô

Ông Huỳnh Công Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự cho biết: “Cơ sở cá khô Tiến Phương năng nổ hoạt động kinh doanh, đầu tư máy móc SX mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời xây dựng thương hiệu và hình ảnh của địa phương. Ngoài ra, cơ sở còn tạo việc làm cho người lao động...”.

Thông qua các hội chợ, triển lãm, sản phẩm khô cá của anh Phương được nhiều khách hàng biết đến, sử dụng và khen ngon. Càng phấn khởi hơn, anh Phương giúp người nông dân tiêu thụ cá lóc thương phẩm, giảm bớt gánh nặng được mùa mất giá.

Ông Lê Minh Hùng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Đồng Tháp nhận định: Dù các cơ sở SX khô cá có công thức gia truyền ưu việt nhưng nếu thiếu yếu tố ATTP thì chắc chắn sẽ bị thị trường đào thải. Bởi người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn khi chọn lựa thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe...

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm