| Hotline: 0983.970.780

Khó định vị

Thứ Hai 29/09/2014 , 09:06 (GMT+7)

Sau một thời gian dài lên sóng, "Giọng hát Việt nhí" đã đi gần hết mùa giải thứ 2, khi chọn ra 3 thí sinh nhí nổi bật vào đêm chung kết.

Đó là Hoàng Anh (đội Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang), Thiên Nhâm (đội Lam Trường) và Thiện Nhân (đội Cẩm Ly).

Ba thí sinh này cũng được xem là những người nổi bật nhất trong mỗi đội, và nhìn chung, những thí sinh cuối cùng này cũng phản ánh ít nhiều sự huấn luyện của các huấn luyện viên, cũng như “gu” âm nhạc, cách hát và cả cách lấy lòng khán giả.

Nhìn nhận khách quan, "Giọng hát Việt nhí" mùa thứ 2 vẫn giữ được độ “nóng” như mùa thứ 1, nhưng tâm điểm của 2 mùa thi là khác nhau.

Nếu ở mùa thứ 1, “sức nóng” thuộc về huấn luyện viên, thì sang đến mùa thứ 2, với dàn thí sinh nhí đa dạng, có năng khiếu nổi bật đã “cứu” chất lượng của chương trình, và những màn đối đáp của các huấn luyện viên cũng có phần nhạt nhẽo dần đi.

Dù không đi đến vòng cuối cùng, nhưng thí sinh nổi bật và gây tranh cãi nhất chính là Huyền Trân - một thí sinh tu tại gia và chỉ hát duy nhất những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Huyền Trân khiến khán giả xúc động bởi khi em hát, người ta thấy được sự nhạy cảm trong giọng hát, sự rung động trong ca từ của một người còn rất trẻ.

Có thể về mặt chuyên môn, Huyền Trần còn nhiều hạn chế để đáp ứng được những kĩ thuật khắt khe trong âm nhạc, nhưng sự rung động và nhạy cảm của Huyền Trân khi hát nhạc Trịnh, đó là điều khó có thể phủ nhận.

Sự nổi bật của Huyền Trân khiến nhiều người hồ nghi, dường như cô bé này chỉ cần ra sân khấu và hát nhạc Trịnh, sự huấn luyện thị phạm của huấn luyện viên cũng chẳng cần thiết, bởi họ yêu cái sự mộc mạc đó, không cần phải thêm thắt gì nữa.

Từ vòng thi đầu tiên, Huyền Trân hát “Còn tuổi nào cho em” đến khi em dừng chân tại cuộc chơi với ca khúc “Như cánh vạc bay”, Huyền Trân vẫn vậy, chẳng có gì khác nhau. Có chăng, chỉ là thêm sự dàn dựng và bè phối.

Việc thành công của Phương Mỹ Chi ở mùa giải thứ 1 đã khiến nhiều thí sinh nhí chọn những ca khúc trữ tình quê hương để khoe khả năng của mình.
Nhìn rộng ra, ở những cuộc thi khác như “Nhân tố bí ẩn”, dòng nhạc này cũng nhận được nhiều sự ủng hộ của khán giả. Cho nên dù rất khó đoán định ngôi quán quân, tuy vậy, nếu một trong hai thí sinh: Thiện Nhân hay Thiên Nhâm, những thí sinh hát nhiều ca khúc dân ca chiến thắng, cũng sẽ là điều không quá bất ngờ.

Việc Huyền Trân bị loại trước đêm chung kết cũng gây nên tranh cãi, nhiều người cho rằng, Huyền Trân không nhiều sự tiến bộ và quá “rập khuôn” cách hát từ đầu đến cuối, ý kiến khác lại nhấn mạnh, Huyền Trân xứng đáng vào chung kết bởi em quá nổi bật trong chương trình năm nay.

Một số người yêu mến giọng ca này lại cho rằng việc Huyền Trân dừng tại đó là một cái kết quá đẹp cho em và cho những người yêu mến giọng hát được xem là “tiểu Khánh Ly” này. Bởi lẽ, cuộc sống của em và giọng hát của em sẽ được tiếp tục phát triển và nuôi dưỡng bởi một môi trường thuần khiết hơn là cạnh tranh nhau kẻ thắng, người thua trong đêm chung kết.

Trong 3 thí sinh vào đêm chung kết, có thể nhận xét là ngang tài ngang sức. Cả 3 đều có những thế mạnh riêng, song song, là những điểm chưa ổn và cần phải trau dồi thêm.

Hoàng Anh rất chuyên nghiệp, thí sinh này tỏ ra là một nhân vật đa năng ngay từ những vòng thi đầu tiên. Hoàng Anh hát tốt, chắc chắn, nhảy đẹp, Thiện Nhân hát tình cảm và tỏ ra trội hơn các thí sinh khác khi thể hiện những ca khúc khó.

Riêng Thiên Nhâm, thí sinh này khiến khán giả gợi nhớ đến “thần đồng dân ca” Phương Mỹ Chi của mùa thi trước, tuy vậy, giọng hát Thiên Nhâm có chiều sâu hơn và tỏ ra đĩnh đạc, người lớn hơn khi thể hiện các ca khúc trữ tình quê hương.

Tuy nhiên, cả 3 thí sinh nhí cũng có nhiều điểm có thể ảnh hưởng đến việc khán giả có quyết định bình chọn hay không.

Chính việc quá hoàn hảo của Hoàng Anh cũng là một điểm yếu, bởi khán giả sẽ khó nhìn nhận được sự thay đổi của thí sinh được mệnh danh “Đô rê mon tóc xù" này. Còn Thiên Nhâm và Thiên Nhân đôi khi lại khiến khán giả xa lạ vì lối hát quá người lớn.

Xem thêm
Chiêm ngưỡng màn trình diễn đổ bánh xèo khổng lồ

CẦN THƠ Người dân háo hức chiêm ngưỡng 15 nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ, đường kính 3m phục vụ 1.000 khách tham quan tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm