| Hotline: 0983.970.780

Khó hiểu vì sao một công trình thủy lợi hoàn công rồi lại 'đắp chiếu'?

Thứ Năm 22/12/2016 , 13:15 (GMT+7)

Trạm bơm điện Gò Vịm thuộc xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, nằm trong hợp phần Các trạm bơm lấy nước từ sông Hiếu của dự án Hồ chứa nước bản Mồng, đã được Bộ NN-PTNT giao Sở NN-PTNT Nghệ An làm chủ đầu tư, vốn xây dựng do trái phiếu Chính phủ cấp.

Trạm bơm thi công đầu năm 2012, đến đầu năm 2015 hoàn công và chạy thử rất tốt. Tuy nhiên, sau khi chạy thử xong thì công trình lại bỏ hoang, đắp chiếu!

Chúng tôi đến xã Nghĩa Khánh, lãnh đạo từ Đảng ủy, HĐND, UBND và MTTQ ai cũng bức xúc nói về trạm bơm điện Gò Vịm. 

09-54-25_du-moi-trm-bom-go-vim-d-hoen-ri
Đầu mối trạm bơm Gò Vịm hoen gỉ
 

Ông Lê Viết Xường, Chủ tịch UBND xã cho biết: Nằm trong hợp phần trạm bơm lấy nước từ sông Hiếu thuộc dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, xã Nghĩa Khánh có 2 trạm bơm. Đó là trạm bơm Tân Khánh và trạm bơm Gò Vịm.

Hai trạm bơm này đều được khởi công từ đầu năm 2012, đến đầu năm 2015 thì hoàn công. Trong đó trạm bơm Tân Khánh phục vụ tưới 529ha đất canh tác đã 2 năm rồi. Trạm bơm Gò Vịm đầu năm 2015 khi chạy thử, nước bơm từ sông Hiếu lên đã tỏa đi phủ kín khắp ruộng đồng, vậy nhưng chẳng biết lý do gì mà kể từ đó đến nay trạm bơm lại đóng cửa rồi bỏ hoang như phế tích.

09-54-25_nh-qun-ly-trm-bom-go-vim-khong-i-qun
Nhà quản lý trạm bơm Gò Vịm không ai quản
 

Tìm hiểu về hồ sơ của công trình này, chúng tôi thấy: Thực hiện nhiệm vụ Bộ NN-PTNT giao, ngày 8/12/2011, Sở NN-PTNT Nghệ An ra QĐ số 1388/QĐ-SNN-QLXD phê duyệt kết quả đấu thầy xây lắp gói thầu số 23 kênh và công trình trên kênh cấp 1 và nội đồng khu tưới thấp của trạm bơm Gò Vịm.

Nhà thầu đề nghị trúng thầu là: Liên danh Cty CP Xây dựng công trình IV + Cty CP Đầu tư và xây dựng An Thuận + Cty TNHH Cung cấp xây dựng và lắp đặt thiết bị điện. Giá trúng thầu là 13,015 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng 364 ngày kể từ ngày khởi công. Giao Ban QLDA ngành NN-PTNT ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu quản lý và thực hiện hợp đồng theo đúng quy định hiện hành.

Tương tự, ngày 14/12/2011, tại QĐ số 1405, Sở NN-PTNT phê duyệt kết quả đấu thầu xây lắp gói thầu số 22: Xây dựng Trạm bơm, khu quản lý, kênh và công trình trên kênh chính thuộc trạm bơm Gò Vịm. Nhà thầu trúng thầu là: Liên danh Cty CP Cơ điện và xây lắp thủy lợi Nghệ An + Cty CP Xây lắp thương mại Delta + Cty CP Đại Việt. Giá trúng thầu 13,019 tỷ đồng. QĐ này cũng giao Ban QLDA ngành NN-PTNT ký hợp đồng với nhà thầu và thực hiện hợp đồng.

09-54-25_kenh-du-moi-go-vim-tro-thnh-noi-chu-rc
Kênh đầu mối trạm bơm Gò Vịm trở thành nơi chứa rác

 

Như vậy công trình Trạm bơm điện Gò Vịm có 2 gói thầu, tổng kinh phí lấy tròn số là 26,034 tỷ đồng. Theo thiết kế, công trình này có 3 tổ máy bơm chìm. Hệ thống kênh mương kết cấu bằng bê tông cốt thép, có tổng chiều dài 2.578m. Nhiệm vụ của hệ thống công trình đảm bảo tưới chủ động cho 1.171ha đất canh tác, kể cả lúa, màu và nước sinh hoạt cho toàn bộ dân nằm trong vùng hưởng lợi.

Ông Nguyễn Xuân Liệu, cán bộ thủy lợi xã Nghĩa Khánh dẫn chúng tôi đi kiểm tra thực tế công trình. Đến khu vực đầu mối chỉ thấy ngổn ngang cây cỏ, đường vào khu nhà quản lý chỉ có rào gai, cành tre che chắn lại. Bể hút, bể xả và đường ống của trạm bơm đã bị rác rưởi phủ dày. Hệ thống đường dây điện nối từ trạm hạ áp đến máy bơm đã bị kẻ gian chặt phá.

09-54-25_neu-co-nuoc-trong-kenh-go-vim-nhung-cnh-dong-nye-chuyen-sng-trong-lu
Nếu có nước trong kênh, những cánh đồng này sẽ chuyển sang trồng lúa
 

Ông Liệu bảo: Trạm bơm này theo thiết kế có 3 tổ máy, nhưng không hiểu sao họ chỉ làm có 2 tổ máy. Tuy nhiên đầu năm 2015 khi chạy thử, nước bơm từ sông Hiếu lên rất mạnh, theo đó toàn bộ hệ thống các tuyến kênh đều chứa đầy nước và được tải đi khắp các cánh đồng.

Dân làng ai cũng mừng vui cày đất chờ chuyển đổi cây trồng, vậy nhưng niềm vui lại trở thành bức xúc vì trạm bơm chỉ chạy thử được vài hôm rồi thôi. Kể từ đó đến nay đã 2 năm rồi trạm bơm không ai quản.

Men theo các tuyến kênh mương được xây bằng bê tông cốt thép, chúng tôi thấy cao trình đáy kênh cao hơn đồng ruộng rất nhiều, nhưng đồng đất thì khô nứt nẻ. Nhiều xứ đồng lẽ ra sẽ được chuyển sang trồng lúa, nhưng vì không có nước nên nông dân chỉ trồng sắn, cây sắn khẳng khiu trơ gốc không có củ.

09-54-25_kenh-go-vim-co-hon-mt-dt-m-dong-kho-nut-ne
Kênh Gò Vịm cao hơn mặt đất mà đồng khô nứt nẻ

 

Đến các cánh đồng trồng lúa, ông Liệu bảo: Trước đây khi chưa có trạm bơm, các cánh đồng này phụ thuộc vào nguồn nước lấy từ hồ Khe Đá và ao hồ nhỏ của địa phương. Tuy nhiên vì nguồn nước không đủ nên năng suất lúa đạt rất kém, nhiều cánh đồng không có nước, nông dân chuyển sang trồng màu. Nếu trạm bơm Gò Vịm đóng điện thì hàng trăm ha này sẽ là một thảm lúa vàng trĩu hạt.

“Nông dân và lãnh đạo địa phương chúng tôi vô cùng phấn khởi bởi kể từ khi trạm bơm Tân Khánh đi vào hoạt động đã thúc đẩy năng suất, sản lượng cây trồng vượt trội.

Tuy nhiên chúng tôi cũng vô cùng bức xúc vì không hiểu lý do gì mà trạm bơm Gò Vịm, phục vụ tưới cho hơn 1.000ha đất canh tác đã hoàn công chạy thử rất tốt, nhưng Sở NN-PTNT Nghệ An lại không chịu bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác”, ông Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Khánh nhấn mạnh.

09-54-25_chi-cn-trm-bon-go-vim-dong-dien-nhung-cnh-dong-ny-se-l-thm-lu-vng-menh-mong
Chỉ cần trạm bơm Gò Vịm đóng điện, những cánh đồng này sẽ là thảm lúa vàng mênh mông

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Bình luận mới nhất