| Hotline: 0983.970.780

Khô khát dưới chân đèo Ngang...

Thứ Tư 10/09/2008 , 08:00 (GMT+7)

Dọc Quốc lộ 1A chạy ngang địa phận xã Quảng Đông, Quảng Trạch- Quảng Bình, từng dòng người hối hả đi lo việc... nước.

Giữa trưa- mặt trời đứng bóng, hơi nóng từ mặt đất bốc lên ngùn ngụt, cây cối khô cằn và héo rũ khiến ai nấy ngột ngạt đến khó thở. Dọc Quốc lộ 1A chạy ngang địa phận xã Quảng Đông (Quảng Trạch- Quảng Bình), từng dòng người hối hả đi lo việc... nước. 

Chị Lộc tắm dè sẻn cho con bằng 1 ca nước

Nhờ đi học mới được.. .tắm

“Ra tắm nhanh con ơi...”, chị Phan Thị Lộc (thôn Đông Hưng) bê một chậu nước ra hiên nhà rồi ngoái vào trong gọi con. Cu Ri, đứa con út của chị đang độ tuổi vào học lớp 1 nghe mẹ gọi, khoái chí chạy ra. Chị Lộc lấy khăn mặt thấm nước cho đủ ướt, rồi lau quanh thân hình cậu bé, kỳ cọ khá “kỹ lưỡng” rồi mới dè xẻn múc một ca nước dội quanh người thằng bé.

Chị than thở: “Hồi sáng bận chạy chợ nên không đi chở nước về dùng được. Trưa mới tranh thủ chở được mấy gầu tắm cho thàng Ri để chiều ni hắn đi vô lớp buổi đầu tiên cho khỏi hôi hám. Mỗi ngày gia đình chỉ đi chở được chừng 3 can nước (gần 50 lít nước). Phải tằn tiện lắm mới đủ nước dùng trong ngày. Người lớn tắm, trước lúc dội nước thì cũng phải chùi “khô”, tức là dùng tay chà xát khắp người cho ghét, đất rụng ra, sau đó mới tráng một ca nước cho sạch...”.

Hôm qua, có một cơn mưa bóng mây bất chợt “ghé" thăm Trường THCS Quảng Đông. Dù chỉ chốc lát nhưng có người chạy ào ra tắm dưới mưa cho đã đời. Những người khác chậm chân cứ tiếc rẻ. Cô giáo Vũ Thị Kim Nhung, nhà thị trấn Ba Đồn ra nhận công tác năm học đầu tiên, vui ra mặt và khoe một chậu nước đầy bên dưới đáy chậu lắng lớp cặn đất: “Hôm qua em hứng được từ mái nhà đó. Hôm nay, không phải đi xin nước nữa. Trường có một cái giếng nước nhưng đã cạn, mấy thầy cô ở tập thể phải đi xin hoặc mua từng can nước về dùng. Hôm nào nghỉ chủ nhật, em về nhà tắm một bữa cho...khỏi ao ước”.

Không có nước dùng thì phải mua. Tính từ đầu mùa khô tới nay, gia đình anh Trịnh Minh Hạnh (ở thôn 19 - 5) đã phải “bóp bụng” bỏ ra đến mấy triệu bạc cho việc mua nước sinh hoạt hàng ngày. Đứng giữa sân, tay che trán, ngước mặt lên nhìn trời, anh Hạnh thở dài: “Trời xanh ngắt như vầy thì còn lâu mới có mưa. Nghe dự báo thời tiết nói ngoài Bắc đã có mưa răng mà lâu vô tới mình hè. Mỗi ngày gia đình tui phải mất hơn 10 nghìn đồng tiền mua nước mới đủ dùng tằn tiện cho 5 người dùng...”. Trước đó, anh cũng bán con bò, bỏ ra mấy triệu đồng thuê người về đào giếng. Giếng đầu tiên sâu cả vài chục thước vẫn trơ đáy sỏi gan gà. Bỏ đi đào chỗ khác may hy vọng ra tìm được mạch nước. Nhưng rồi, giếng chỉ rỉ rả xâm xấp chứ không thể múc ra nổi một gàu nước.

Xe chở nước ở đỉnh đèo Ngang về bán cho người dân

Nghề mới: Đào giếng, kinh doanh nước...

Nhiều gia đình ở Quảng Đông đã đào những cái giếng sâu từ 15 đến gần 30 mét, nhưng tại thời điểm này chỉ có một số ít giếng còn nước. Bà con phải sử dụng hết sức tiết kiệm, hầu như chỉ dùng nấu nướng trong nội bộ gia đình. Một số hộ “thoáng” hơn, cho một vài hộ dùng chung nhưng trên tinh thần mỗi ngày chỉ lấy một lần và lấy đúng một gánh. Một số ít gia đình có điều kiện kinh tế khấm khá đã bỏ ra hơn 15 triệu đồng để thuê người về khoan giếng một phần tự dùng, phần còn lại bán cho bà con chung quanh. Nghe ra nghề làm ăn này phát đạt ra phết. Tuy nhiên, cũng có khoảng chục hộ bỏ tiền thuê người về khoan giếng sâu trên 50 mét vẫn không “bắt mạch” được nguồn nước đành chịu...lỗ vốn!

Nhiều gia đình không có tiền mua phải cất công đi hàng cây số kiếm nước. Nhà anh Nguyễn Anh Thông (thôn 19 - 5) có 5 khẩu, từ 3 giờ sáng, hai con gái anh đã phải thức giấc lặn lội gần cây số để chắt từng xô nước gánh về. Việc lấy nước sinh hoạt cho gia đình của 2 con đã chiếm mất hơn nửa ngày trời. Cũng may, ở Cầu Ngoẹo (nằm ở vị trí gần đỉnh đèo Ngang), có một nhánh suối nhỏ, nước rỉ rả chảy chứ không cạn. Tại đây, bà con xã Quảng Đông và một số hộ dân thuộc xã Kỳ Nam (huyện Kỳ Anh -Hà Tĩnh) thường vượt đèo để lấy nước sinh hoạt về dùng và bán.

Chùng tôi lên Cầu Ngoẹo, anh Hoàng Minh Sơn (thôn Minh Sơn) và anh Lê Đình Tư (thôn Thọ Sơn -xã Quảng Đông) cắm lều, thường xuyên túc trực lấy nước tại đây cho biết: “Đây là cái khe chảy từ trên đỉnh núi về, mùa này nước chảy rất yếu nhưng quanh năm vẫn không hết nước. Chúng tôi bỏ vốn đầu tư ngăn dòng trữ nước, sau đó lắp ống dẫn nước để mọi người có thể dùng chung cho tiện. Ngoài việc lấy nước về dùng trong gia đình, chúng tôi còn bán cho một số bà con và các đơn vị đóng trên địa bàn. Bình quân mỗi ngày, lấy được khoảng 6 tẹc nước (1 tẹc khoảng 4m3 nước) cũng bán được chừng 400 đến 500 nghìn đồng”.

Lúa héo, cho... bò ăn

Ông Võ Quang Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Đông cho biết: “Chúng tôi có 2 đập thuỷ lợi Đập Trén và Đồng Mười, những năm trước có nước còn năm nay nước chạy đi đâu hết khiến hơn 35 ha lúa HT của xã đang vào thời làm đòng bị chết sạch.

Toàn xã có 239 ha đất canh tác, tuy nhiên vào mùa khô này địa phương phải bỏ hoang gần 200 ha do thiếu nước. Nắng nóng và khô hạn đã làm cho 16 ha bạch đàn của hộ anh Trần Giang Sơn (thôn 19 - 5), chừng 3 năm tuổi bị chết khô. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân trong xã diễn ra khá gay gắt, đặc biệt tại 2 thôn 19 - 5 và Đông Hưng có tới 80% hộ dân bị thiếu nước từ nhiều tháng nay. Một số hộ dân gieo trồng vụ hè thu gặp hạn lúa héo dần nên đã thả cho trâu bò ra ăn cho đỡ phí của...”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm