| Hotline: 0983.970.780

"Khô khát" giữa lòng Thủ đô

Thứ Tư 27/08/2008 , 14:35 (GMT+7)

Họng nước đã kéo về ngay sát nền nhà nhưng lại hầu như không có nước sạch để dùng.

Họng nước đã kéo về ngay sát nền nhà nhưng hàng loạt khu dân cư ở quận Đống Đa (Hà Nội) hầu như không có nước sạch để dùng. Chiều chiều, cảnh gồng gánh, xách nước lại diễn ra nháo nhác.

Tan tầm, hàng chục người dân ở khu tập thể ĐH Thủy Lợi (phường Trung Liệt, Đống Đa) lại kéo nhau đi xách nước. Nhà nào neo phải thuê người gánh hoặc hùn tiền gọi xe chở nước sạch. Những gia đình ở tầng cao của dãy nhà tập thể đều phải tìm đủ mọi cách để tích trữ nước. Trong các gian bếp bày đầy các loại can nhựa, xô chậu lớn, bé.

Người dân tại khu tập thể ĐH Thủy Lợi nhiều tháng nay luôn bị thiếu nước

Theo ông Phạm Văn Khang (phòng 309 nhà 9), mùa hè năm nay người dân khu tập thể luôn thường trực cảnh khát nước sạch. Hầu hết các gia đình đều phải sắm máy bơm hút nước từ bể của khu tập thể nhưng chỉ được bữa đực bữa cái do bể này cũng luôn trong tình trạng khô cạn.

"Sinh hoạt thường nhật của người dân ở đây đảo lộn nghiêm trọng. Đàn ông trong khu từ sáng tinh mơ tới tối mịt lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện làm thế nào có đủ nước cho gia đình mình dùng trong ngày", ông Khang nói.

Nhiều người dân sống ở khu tập thể này cho biết, họ đã phải tìm đủ mọi cách để thích nghi với tình trạng thiếu nước kéo dài nhiều tháng nay. Mọi sinh hoạt của đều được tính toán để làm sao tiết kiệm nước. Thậm chí, đến việc tập thể dục cũng phải hạn chế nên khoảng sân xi măng rộng rãi giữa các dãy nhà mùa hè này không còn cảnh nhộn nhịp người đánh cầu lông như mọi năm.

Theo bà Nguyễn Thị Chiên, tổ trưởng dân phố 39, hiện khu tập thể có 3 dãy nhà với gần 100 hộ dân đang chịu cảnh thiếu nước. Nguyên nhân là do sự thiếu thống nhất giữa trường ĐH Thủy Lợi và Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội dẫn đến khi bàn giao việc cấp nước sót mất 3 dãy nhà này. Họng nước đã về tới tận nhà nhưng người dân vẫn chưa được sử dụng.

Đường ống dẫn nước đã kéo vào sâu trong ngõ chùa Mỹ Quang nhưng chưa nối thông

Tại một số khu dân cư khác thuộc quận Đống Đa như ngõ 3 phố Thái Hà, ngõ chùa Mỹ Quang (phường Trung Phụng), hàng chục hộ dân cũng chịu chung hoàn cảnh tương tự. Có nơi bị cắt nước nhiều ngày liền mà không thông báo.

Lách chiếc xe đạp qua con ngõ dài hun hút, chị Khánh (nhà 32 ngõ chùa Mỹ Quang) chở đống quần áo vừa giặt, phơi khô bên nhà bà ngoại về. Theo chị, việc thiếu nước đã xảy ra với cả ngõ từ nhiều năm nay nhưng khoảng 2 tháng trở lại đây là căng thẳng nhất, cảnh tắm giặt nhờ là việc phổ biến.

"Có đợt nhiều hôm liền không có giọt nào, chúng tôi phải kéo hàng trăm mét ống nước sang ngõ khác xin. Những nhà cuối ngõ hiện đều đào giếng khoan tự bơm nước dùng hết rồi", chị Khánh cho biết.

Cũng theo chị Khánh, bên công ty kinh doanh nước sạch đã có kế hoạch cải tạo đường ống cấp nước qua ngõ chùa Mỹ Quang những mãi vẫn chưa hoàn thiện. Đường ống dẫn nước đã kéo sâu vào trong ngõ nhưng chưa thông.

Chỉ vào vết cắt bê tông đoạn ngõ qua nhà mình, chị Khánh thở dài nói: "Chỗ này họ đánh dấu từ hồi tháng 5 mà đến giờ vẫn chưa đặt ống nước. Không biết bao giờ chúng tôi thoát khỏi cảnh này".

Ông Nguyễn Quốc Huy, Trưởng phòng Thanh tra (Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội) cho biết, những khu vực người dân phản ánh thiếu nước đều nằm trong dự án cải tạo, hoàn thiện hệ thống cấp nước toàn thành phố. Những khu dân cư họng nước đã kéo đến nhưng chưa có nước là do chưa thỏa thuận xong hợp đồng với các xí nghiệp thành viên của công ty.

Cũng theo ông Huy, việc một số khu dân cư bị cắt nước đột ngột gần đây là do tình trạng thiếu điện trên toàn thành phố, công ty bị cắt điện nhiều lần không được thông báo nên kế hoạch cấp nước bị gián đoạn.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm