| Hotline: 0983.970.780

Khô mực ngon, cá tươi giá vẫn cao

Chủ Nhật 30/06/2019 , 19:49 (GMT+7)

Hiện nay giá các loại khô mực vùng biển phía Nam vẫn ở mức cao, hút hàng và không ảnh hưởng bởi thị trường xuất qua Trung Quốc.

Hàng khô mực ống loại 1 giá cao ngất. Ảnh: HP.

Theo các chủ vựa mực khô ở chợ Sông Đốc và chợ Cà Mau, khác với loại mực xà to con thường khai thác ở vùng biển nước sâu ngoài miền Trung hiện còn tồn đọng, các loại khô mực các loại ở vùng biển phía Nam như: Mực ống, mực nang, mực lá, mực tua (bạch tuộc) cho chất lượng khô ngon, ngọt; màu khô sáng, tươi nên được thị trường nội địa và xuất khẩu đều tiêu thụ rất tốt.

Tại Cà Mau, Kiên Giang có loại khô mực thông dụng chiếm số lượng nhiều nhất là từ mực ống hiện giữ giá cao ngất, loại 1 giá 600.000 đ/kg, loại 2 giá 400.000 đ/kg, tăng bình quân 20.000 đ/kg so cùng kỳ năm 2018.

Loại mực này xuất khẩu không phụ thuộc vào mỗi thị trường Trung Quốc, do thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và EU đang rất ưa chuộng, không đủ bán. Bên cạnh còn có mực lá, nhưng số lượng đánh bắt ít nên chủ yếu làm khô phơi một nắng bán chợ nội địa, giá khoảng 500.000 đ/kg. Trong khi tồn đọng duy nhất hiện thời là sản phẩm ruốc sấy khô.

Trước đây, khô ruốc xuất chủ yếu sang Trung Quốc nhưng nay đột ngột thị trường nầy ngưng “ăn hàng”, kéo giá ruốc tươi giảm từ 16.000-17.000 đ/kg trước đây xuống còn 7.000-8.000 đ/kg. Trong khi đó hiện thời mùa gió Nam, tùy theo chuyến biển trúng-thất.

Chuyến biển vừa qua mặt hàng cá biển như cá ngừ, cá bạc má, ba thú…sản lượng đánh bắt không nhiều, do đó giá cá tại các chợ nội địa trong vùng tăng từ 23.000 đ/kg lên 33.000 đ/kg. Cá biển, hàng chợ Cà Mau, Kiên Giang chuyển về Sài Gòn giá lên 35.000-50.000 đ/kg, tăng trên 10.000-15.000 đ/kg tùy theo loại cá.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm